Bệnh tiêu chảy mạn tính và cách điều trị bệnh

Khác với tiêu chảy cấp, tiêu chảy mạn tính là bệnh kéo dài dai dẳng từ 2 tuần đến 1 tháng, có những đợt tạm ngưng sau đó lại tái phát trở lại. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh tiêu chảy mạn tính và cách điều trị bệnh Bệnh tiêu chảy mạn tính và cách điều trị bệnh

Khác với tiêu chảy cấp, tiêu chảy mạn tính là bệnh kéo dài dai dẳng từ 2 tuần đến 1 tháng, có những đợt tạm ngưng sau đó lại tái phát trở lại. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân bệnh tiêu chảy mạn tính

Thực chất, tiêu chảy là căn bệnh thường gặp ở nhiều người. Nhưng nó lại được chia thành 2 giai đoạn là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy mãn tính là căn bệnh rất nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy mãn tính cũng có những điểm khác tiêu chảy cấp. Nếu tiêu chảy cấp chỉ diễn ra từ 1 đến 2 ngày thì tiêu chảy mạn tính lại kéo dài đến 2 tuần hoặc 1 tháng. Biểu hiện thường gặp của bệnh này là phân lỏng, không nhiều nước, hơi sền sệt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn bến bệnh tiêu chảy mạn tính ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất là:

Do hội chứng ruột kích thích, đây là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy hoặc táo bón chức năng. Hiện tượng tiêu chảy này gây nên bởi nhiều vấn đề khác nhau nhưng phổ biến nhất là do phân đi qua đại tràng quá nhanh.

Nguyên nhân thứ 2 là do các bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính như HIV, hội chứng này thường bị nhiễm trùng mạn tính thông qua đường ruột gây nên triệu chứng tiêu chảy kéo dài dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Hoặc cũng có thể do người bệnh bị nhiễm vi khuẩn quá mức ở ruột non.

tieu chay

Tiêu chảy có thể do bệnh truyền nhiễm, hội chứng ruột kích thích...

Nguyên nhân thứ 3 là do người bệnh mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như: táo bón nặng, kém hấp thu đường, kém hấp thu chất béo, lạm dụng thuốc nhuận tràng. Trong đó nghiêm trọng nhất là người mắc ung thư đại tràng. Người đó sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón. Hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy có thể tiển triển ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian do khối u ngày càng phát triển.

Biện pháp điều trị bệnh tiêu chảy mạn tính

Điều trị bệnh tiêu chảy mạn tính là một trong những việc quan trọng nhất để giúp người bệnh tìm lại được sự sống. Nếu bị tiêu chảy kéo dài, người bệnh đặc biệt cần bổ sung nước thường xuyên. Nếu đối tượng bị bệnh là trẻ sơ sinh thì cần cho chúng bú sữa mẹ nhiều hơn. Đặc biệt, không nên có tư tưởng nhịn ăn hoặc bổ sung nước bằng các loại nước uống giải khác, nước ép trái câu vì nó quá ngọt và có thể làm cho bệnh tiêu chảy mạn tính trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.

Các bác sĩ cho rằng, việc điều trị bệnh cũng phải dựa vào nguyên dân gây bệnh và triệu chứng bệnh. Song người bệnh có thể sử dụng thuốc Loperamid hoặc Lomotin. Loại thuốc Loperamid, người bệnh có thể uống 2 đến 4mg, sau đó duy trì mức uống 2mg khi thấy phân nhão. Nhưng không nên dùng quá 16mg/ngày.

Đối với những người nhạy cảm thì chỉ nên dùng 2 ngày một lần. Thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiêu chảy mạn tính nhưng nó cũng mang đến một số tác dụng phụ cho người bệnh như gây choáng váng, có khi bị liệt ruột tạm thời. Bởi vậy, khuyên người bệnh không nên lạm dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh.

2567

Người bệnh có thể dùng thuốc nhưng không nên lạm dụng

Ngoài ra, người mắc tiêu chảy mạn tính cũng giống như người mắc tiêu chảy cấp cần có một chế độ ăn hoàn hảo để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nâng cao sức đề kháng. Đối với chế độ ăn kiêng, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Một nguyên tắc quan trọng cho người mắc bệnh là, chỉ nên ăn loại thực phẩm phù hợp với mình. Có nghĩa là loại thức ăn đó không gây tiêu chảy tăng lên, không bị chậm tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Rất mong những kiến thức phổ quát trên sẽ giúp người bệnh, người nhà bệnh nhân nhìn nhận đúng đắc và mức độ nguy hiểm của bệnh và có biện pháp phòng, điều trị bệnh hiệu quả nhất.