Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách điều trị

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ gây nên các rối loạn cơ thể khiến trẻ không còn cảm giác ăn ngon, hay mệt mỏi. Điều này khiến không ít bà mẹ gặp khó khăn trong chăm sóc và điều trị bệnh. Vậy nên, nhận biết bệnh rõ ràng và có cách điều trị khoa học và điều vô cùng quan trọng với người mắc bệnh.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách điều trị Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách điều trị

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em gây nên các rối loạn cơ thể khiến trẻ không còn cảm giác ăn ngon, hay mệt mỏi. Điều này khiến không ít bà mẹ gặp khó khăn trong chăm sóc và điều trị bệnh. Vậy nên, nhận biết bệnh rõ ràng và có cách điều trị khoa học và điều vô cùng quan trọng với người mắc bệnh.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh gì?

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh phổ biến thường gặp. Hàng năm có hàng nghìn trẻ em bị mắc bệnh này. Bệnh do virus gây tiêu chảy là Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus gây nên. Trẻ nhỏ mắc bệnh có thể bị tử vong nếu không được điều trị hợp lý. Những trường hợp thông thường sẽ rơi vào tình trạng mất nước, mất muối và có nguy vơ suy dinh dưỡng cao. Bệnh tiêu chảy cấp xuất hiện khi các bé có hiện tượng đi ngoài 3 lần/ngày và kéo dài trong suốt 14 ngày sau đó.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy cấp trên 14 ngày có thể chuẩn đoán em bé đó đã mắc tiêu chảy mãn tính. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em mà các cha mẹ có thể nhận biết ngay chính là tình trạng trẻ mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi. Trẻ còn có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy phân lòng nhiều lần trong ngày, da sạm đi vì mất nước. Kèm theo đó là phân lỏng, cơ thể bắt đầu sốt cao, bụng có hiện tượng trường và có nhiều bé xảy ra tình trạng tiêu chảy ra vi khuẩn lỵ.

Căn nguyên gây ra bệnh chính là do virus tiêu chảy. Nhiều vi khuẩn, ký sinh khuẩn khác có trong thức ăn, nước uống, bàn tay chăm sóc trẻ. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Nó gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ. Khiến cho cuộc sống gia đình gặp nhiều rối loạn. Công việc của cha mẹ ảnh hưởng và gây gánh nặng kinh tế.

tieu chay cap

Tiêu chảy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ

Bệnh tiêu chảy cấp rất nguy hiểm là bởi nếu cơ thể trong khi bị bệnh mà mất nước quá nhiều sẽ khiến cho các hoạt động yếu dần. Nếu không được bổ sung nước khoáng kịp thời có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. Tiêu chảy còn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Dinh dưỡng không được hấp thụ đầy đủ ảnh hưởng đến cuộc sống sự thông minh của các bé.

>>> Xem thêm: 4 nguyên nhân hiếm gặp của bệnh tiêu chảy

Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là một bệnh nguy hiểm nhưng nó không phải là bệnh không thể chữa được. Chỉ cần cha mẹ chăm sóc con hiệu quả, phát hiện bệnh kịp thời thì mọi vẫn đề đều được giải quyết hiệu quả. Trong điều trị tiêu chảy cấp, bù nước và điện giải là điều vô cùng quan trọng.

Bù nước và điện giải: Trong trường hợp trẻ em bị mất nước nhẹ (ở mức độ A), các bậc phụ huynh có thể điều trị cho bé ngay tại nhà bằng cách cho bé uống nhiều nước hơn bình thường. Sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc các thực phẩm nhiều nước như gạo rang, nước cà rốt...

Trong trường hợp bé bị mất nước nhiều (mức độ B), người nhà có thể đưa đến bệnh viện, trạm y tế gần đó để điều trị. Nhưng cách tốt nhất là cho trẻ uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là: Trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml; Trẻ 2 – 10 tuổi uống 100 – 200ml; Trẻ 10 tuổi trở lên uống tùy theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.

binh uong nuoc

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường

Chú ý đến chế độ ăn: Nên cho bé ăn đủ khẩu phần. Không được nhịn ăn, kiêng khem. Nếu không được ăn đủ chất dinh dưỡng các bé sẽ bị sụt cân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Các thực phẩm chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho trẻ bị tiêu chảy cấp là gạo, khoai tây, thịt gà nạc, thịt lợn, cá. Bạn cũng cần bổ sung cho bé sữa đậu nành, sữa chua, dầu thực vật và các loại củ quả như cà rốt, hồng xiêm, táo, chuối.

Tránh các loại thực phẩm không có lợi cho bệnh của trẻ: Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường. Không được ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt khó tiêu hóa.

Một cách điều trị, chăm sóc hợp lý chính là điều kiện giúp các bé nhanh chóng khỏi bệnh và hòa nhập cuộc sống trở lại.

>>> Xem thêm: Vắc-xin Rota tiêu chảy cấp