Bệnh tiêu chảy cấp mùa hè và cách phòng chống

Tiêu chảy là bệnh thường gặp phải vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Nếu không kịp thời khắc phục bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra phần lớn ở trẻ em, do hệ miễn dịch kém và dễ bị nhiễm khuẩn. T...

Bệnh tiêu chảy cấp mùa hè và cách phòng chống Bệnh tiêu chảy cấp mùa hè và cách phòng chống

Tiêu chảy là bệnh thường gặp phải vào mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Nếu không kịp thời khắc phục bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt. Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra phần lớn ở trẻ em, do hệ miễn dịch kém và dễ bị nhiễm khuẩn. Theo ghi nhận của UNICEF trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 2000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy và trong đó khoảng 1800 trường hợp tử vong có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Vì vậy có thể thấy rằng đây là căn bệnh có thể gây nguy hiểm rất cao cho người mắc phải, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu như không có cách phòng ngừa sẽ để lại hậu quả khó lường. Ngay sau đây hãy cùng Vicare tham khảo qua một số cách phòng chống căn bệnh này, để có thể chủ động trong công tác phòng ngừa bảo vệ sức khỏe cho bản thân, con em trong gia đình và cộng đồng.

Bệnh tiêu chảy là gì

Tiêu chảy là tình trạng số lần đi đại tiện tăng, thường mỗi ngày trên 3 lần, phân loãng hoặc như nước, có khi còn lẫn những chất không bình thường như thức ăn chưa tiêu hóa, niêm dịch, máu mủ. Khi bị tiêu chảy dễ làm rối loạn nước và chất điện giải, dẫn đến mất nước, kali thấp, natri thấp và canxi thấp. Khi tiêu chảy nặng, nếu không kịp thời bổ sung nước, khiến dung lượng máu trong cơ thể giảm thấp dẫn đến choáng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

vicare.vn-benh-tieu-chay-cao-mua-he-va-cach-phong-chong

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy là do một loại virus đường ruột gây ra. Tiêu chảy cũng có thể được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn (là nguyên nhân của hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm ) và nhiễm trùng bởi các sinh vật khác như nấm, ký sinh trùng... do ăn các loại thực phẩm làm đảo lộn các hệ thống tiêu hóa; dị ứng với một số loại thực phẩm: như tôm, hải sản hay gây dị ứng. Các bệnh về đường ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng) cũng có thể dẫn đến tiêu chảy, hoặc do người bệnh lạm dụng thuốc nhuận tràng hay nghiện rượu. Tiêu chảy cũng có thể xảy ra với những người bị táo bón, đặc biệt là đối với những người có hội chứng ruột kích thích.

vicare.vn-benh-tieu-chay-cao-mua-he-va-cach-phong-chong

Triệu chứng bệnh tiêu chảy

Những người mắc bệnh tiêu chảy thường có các triệu chứng như bụng đầy hơi, đau âm ỉ hoặc đau quặn lại; phân lỏng, không thành khuôn; phân dạng nước; có cảm giác không kìm được khi đi ngoài; buồn nôn và nôn. Ngoài các triệu chứng mô tả ở trên, các triệu chứng tiêu chảy phức tạp có thể có biến chứng nghiêm trọng bao gồm có máu, chất nhầy, hoặc thức ăn không tiêu trong phân; sốt; mất nước từ nhẹ đến nặng (khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh)... và có thể dẫn đến tử vong.

vicare.vn-benh-tieu-chay-cao-mua-he-va-cach-phong-chong

Đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh tiêu chảy

Là những người ăn uống không hợp vệ sinh, không áp dụng các biện pháp phòng bệnh và vệ sinh sạch sẽ. Khu dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối... Do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm; có tập quán hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ; ăn phải các loại thực phẩm trong trồng trọt có sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý chăm bón...

Cách phòng bệnh tiêu chảy cấp

1.Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh

Nhiệt độ nắng nóng trong những ngày hè là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc và các loài ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh qua đường tiêu hóa, thực phẩm và nước uống. Vì vậy mọi người nên chủ động vệ sinh môi trường nhà ở và xung quanh, sử dụng nhà tiêu hợp lý. Đặc biệt cần quản lý phân, chất thải thật tốt, vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ nấm mốc và các loại côn trùng có thể tiếp xúc, xâm nhập qua đồ ăn, thức uống gây bệnh. Sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt và ăn uống, các nguồn nước nên có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối... chảy vào. Cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

vicare.vn-benh-tieu-chay-cao-mua-he-va-cach-phong-chong

2. Sử dụng thực phẩm an toàn

Vì bệnh tiêu chảy chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, cho nên cần bảo đảm việc ăn uống thông qua việc lựa chọn thực phẩm phải còn tươi sống. Tránh mua những thực phẩm có màu sắc khác biệt so với thực phẩm cùng loại. Hạn chế mua những thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả trước khi ăn phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch và có thể ngâm qua nước muối đã pha loãng. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn, vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm.

vicare.vn-benh-tieu-chay-cao-mua-he-va-cach-phong-chong

3. Ăn chín, uống sôi

Cần thực hiện tốt nguyên tắc ăn chín, uống sôi là việc làm tốt nhất để phòng chống bệnh tiêu chảy. Đồ ăn thức uống trước và sau khi sử dụng phải đậy kỹ, tránh ruồi nhặng bay vào. Nên ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng dễ biến đổi chất và có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Tuyệt đối không ăn thức ăn đã ôi thiu, thức ăn để lâu ngày, hạn chế ăn thức ăn đường phố không bảo đảm vệ sinh; không nên ăn rau sống, không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín như tiết canh, thịt tái, nem chạo, nem chua, các loại gỏi...

Nên đi khám các bác sĩ nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo nôn mửa làm ngăn cản bạn uống các chất lỏng hay nước để thay thế chất dịch bị mất, hoặc sốt kéo dài trên 24 giờ.

>>> Xem thêm: Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách điều trị