Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nào?

Bệnh thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm, nếu không chăm sóc tốt có thể gây biến chứng nguy hiểm, có thể gây nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nào, không phải ai cũng biết để cảnh giác.

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nào? Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nào?

Bệnh thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm, nếu không chăm sóc tốt có thể gây biến chứng nguy hiểm, có thể gây nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nào, không phải ai cũng biết để cảnh giác.

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh Varicella, do virus Varicella - Zoster gây ra. Virus xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp và dịch tiết. Virus có trong nước bọt bắn ra khi người bệnh giao tiếp, nói chuyện, ho, hắt hơi...

Đặc trưng của bệnh là xuất hiện những nốt phỏng nước một ngăn trong da, chứa virus thủy đậu, dịch tế bào biểu mô bạch cầu thoái hóa và tế bào khổng lồ. Bệnh nhân sẽ bị ngứa nhiều khi nốt phỏng mọc.

vicare.vn-benh-thuy-dau-thuong-xuat-hien-vao-mua-nao-body-1

Biến chứng bệnh thủy đậu

Đặc biệt cần lưu ý, nốt phỏng vỡ ra rất dễ nhiễm trùng, gây bội nhiễm, sưng hạch ngoại vi. Để bội nhiễm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm niêm mạc miệng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, hội chứng Croup giả...
  • Viêm thận, viêm khớp tràn dịch
  • Viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, nhiễm khuẩn huyết

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nào?

  • Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa lạnh.
  • Theo thống kê của viện Pasteur TP.HCM, thủy đậu cũng có thể bùng phát dịch quanh năm, cao điểm vào tháng 2 - 6.
  • Thủy đậu có xu hướng gia tăng vào mùa xuân, đỉnh điểm vào tháng 3, lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch.
vicare.vn-benh-thuy-dau-thuong-xuat-hien-vao-mua-nao-body-2

Nguồn lây nhiễm bệnh thủy đậu

  • Người mắc bệnh thủy đậu từ thời điểm ủ bệnh đến khi bong tróc hết vảy ở nốt phỏng trên cơ thể.
  • Người lành mang virus gây bệnh.
  • Lây nhiễm qua dịch tiết, nước bọt của người bệnh, lây nhiễm qua đường hô hấp.

Đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu

  • Mọi người đều có thể mắc thủy đậu.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 7 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất.
  • Bệnh nhân sau khi bị bệnh có miễn dịch với bệnh suốt đời, có 1% trong số đó có thể tái nhiễm.
  • Có 10% người lớn trên 20 tuổi, có thể dễ bị thủy đậu. Người lớn bị thủy đậu, diễn biến bệnh nặng nề hơn so với trẻ em, nguy cơ tai biến nhiều hơn.

Chăm sóc người bệnh thủy đậu

  • Cách ly người bệnh ở nhà.
  • Phòng thoáng mát, tránh gió lùa.
  • Vệ sinh phòng thường xuyên.
  • Rửa tay sạch trước và sau khi tiếp xúc bệnh nhân và sau khi tiếp xúc với dịch tiết bệnh nhân, đồ vật xung quanh bệnh nhân bằng xà phòng khử khuẩn.
  • Tránh để nốt phỏng vỡ, tránh nhiễm trùng.
  • Xử lý tốt nốt phỏng, bội nhiễm.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, răng miệng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh tai mũi họng...
  • Chấm dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000 vào nốt loét.
  • Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng, rộng.
  • Ăn đồ lỏng, nguội, tránh ăn đồ nóng.
  • Điều trị triệu chứng:

Hạ sốt: sốt trên 38,5°C sử dụng paracetamol.

Sốt cao, co giật, mê sảng cần đưa đến bệnh viện ngay để điều trị, không để tại nhà, không tự ý sử dụng thuốc hướng thần để điều trị.

Ngứa: sử dụng thuốc kháng Histamin để điều trị như Dimedrol, theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung thêm vitamin nhóm C, B...

Khi có bột nhiễm, cần sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp, không tự ý sử dụng kháng sinh, cần đưa đến bệnh viện để kiểm tra trường hợp có bội nhiễm.

  • Người nhà cần sử dụng khẩu trang y tế khi chăm sóc bệnh nhân, sử dụng găng tay khi bôi thuốc cho bệnh nhân. Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay bằng cồn rửa tay nhanh hoặc xà phòng có tính chất diệt khuẩn.
vicare.vn-benh-thuy-dau-thuong-xuat-hien-vao-mua-nao-body-3

Phòng tránh bệnh thủy đậu

Cách ly

  • Cách ly người bệnh ở nhà, không cho đến cơ quan, trường học trong thời gian bị bệnh.
  • Trẻ mẫu giáo tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu, cách ly ở nhà 21 ngày, phòng lây nhiễm thành dịch.
  • Thời gian cách ly người bệnh là từ khi tiếp xúc nguồn bệnh trong thời gian khoảng 21 ngày. Nếu xuất hiện tình trạng bệnh, cách ly cho đến khi đợt mọc nốt phỏng cuối cùng xẹp hết, bong hết vảy được khoảng 5 ngày.

Tiêm gamma globulin

Tiêm gamma globulin 3ml tiêm bắp cho trẻ nhỏ, yếu, chưa mắc bệnh thủy đậu để phòng tránh.

Đeo khẩu trang y tế

Vì thủy đậu lây nhiễm qua đường hô hấp, giọt bắn. Vì thế đeo khẩu trang y tế là cách phòng tránh tốt nhất. Khẩu trang giấy sẽ phòng tránh được bệnh lý qua đường hô hấp. Đeo khẩu trang vải không có tác dụng chống lại sự lây nhiễm virus, vì thế mọi người không nhầm lẫn bảo vệ bản thân bằng khẩu trang vải.

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh, nơi đông người, đường xá đông đúc, bệnh viện, nơi có dịch...

Rửa tay bằng xà phòng có tính chất diệt khuẩn.

  • Có thể rửa tay bằng cồn rửa tay nhanh sau khi tiếp xúc bệnh nhân.
  • Rửa tay trước khi cho vào mũi, miệng, mắt...
  • Hãy rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc dịch tiết bệnh nhân, sau khi đi vệ sinh...
  • Không hôn người đang bị thủy đậu. Thủy đậu lây qua nước bọt, nên hạn chế để không bị mắc bệnh.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Nhà cửa dọn dẹp sạch sẽ, sẽ hạn chế virus, vi khuẩn tồn tại trong nhà.

Thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm khá nhanh qua đường hô hấp, virus trong nước bọt sẽ phát tán ra ngoài môi trường qua đường giọt bắn. Qua bài viết này, chắc hẳn quý vị đã nắm rõ bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa nào. Mong rằng những kiến thức HoiBenh bổ sung ở trên đã giúp ích cho mọi người trong việc phòng tránh bệnh thủy đậu.

Xem thêm:

  • Người bị bệnh thủy đậu nên ăn gì?
  • Bệnh đậu mùa khác thủy đậu - liệu bạn đã biết chưa?
  • Những thói quen chữa thủy đậu khiến bệnh càng nặng và để lại sẹo