Bệnh thuỷ đậu mỗi người bị mấy lần

Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ , bệnh do virus gây ra và dễ lây nhiễm. Bệnh thường gặp vào mùa đông và đầu xuân, dịch bệnh thủy đậu cũng có tính chu kỳ như dịch sởi. Nhiều người băn khoăn, bệnh thủy đậu mỗi người bị mấy lần? Liệu đã bị rồi còn có thể mắc lại nữa không? Bài viết sau sẽ giúp chúng ra tìm hiểu chi tiết về bệnh nguy hiểm này.

Bệnh thuỷ đậu mỗi người bị mấy lần Bệnh thuỷ đậu mỗi người bị mấy lần

Tác nhân và phương thức lây truyền của bệnh thủy đậu

Tác nhân gây bệnh thủy đậu là virus Varicella-zoster hay virus Herpes zoster, thuộc họ Herpesviridae. Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ em và thanh niên, tương đối hiếm ở những người lớn tuổi. Người bệnh có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm theo nổi những nốt mụn nước màu trắng gây ngứa và rát toàn thân.

Phương thức lây truyền bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây nhất, nguồn lây lớn nhất là người mắc bệnh. Người bệnh có có khả năng lây cho người khác trong khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, trong giai đoạn phát ban (thường kéo dài 4-5 ngày), và cho đến khi ban đóng vảy. Bệnh lây qua đường không khí do các giọt nhỏ dịch tiết ra ở đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng. Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.

Bệnh xảy ra nhiều nơi trên toàn thế giới và ai cũng có thể mắc bệnh thủy đậu. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, ít nhất 90% trẻ dưới 15 tuổi bị mắc thủy đậu, tỷ lệ này ở người lớn là 95%. Ở những nước nhiệt đới, người lớn thường mắc bệnh nhiều hơn. Giống như các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường không khí khác, tỷ lệ mắc thủy đậu cao hơn trong các tháng lạnh.

vicare.vn-benh-thuy-dau-moi-nguoi-bi-may-lan

Bệnh thuỷ đậu mỗi người bị mấy lần

Hiện nay trên thế giới chưa ghi nhận được trường hợp nào bị thủy đậu 2 lần trong đời. Những người đã từng mắc bệnh thủy đậu một lần đã có thể sản sinh kháng thể kháng virus, do đó sau này sẽ không tái phát bệnh khi tiếp xúc với những người bệnh khác.

Thực chất, virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu có thể tấn công cơ thể mỗi người nhiều lần nhưng chỉ có khả năng gây bệnh thủy đậu một lần. Trường hợp một người đã điều trị khỏi bệnh thủy đậu nhưng virus có thể lẩn trốn, trú ngụ trong cơ thể ở dạng không còn hoạt động. Virus thường ẩn nấp tại những dây thần kinh, trong điều kiện hệ miễn dịch suy yếu nó sẽ tái hoạt động gây viêm dây thần kinh tại vị trí trú ngụ và dẫn tới bệnh zona thần kinh.

Như vậy, thắc mắc bệnh thủy đậu mỗi người bị mấy lần đã có câu trả lời. Đáp án là một người chỉ bị bệnh thủy đậu một lần trong đời. Tuy nhiên, virus gây bệnh thì có thể trú ngụ trong cơ thể nhiều lần, gây viêm nhiễm.

Những biến chứng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày. Triệu chứng khi phát bệnh là mệt mỏi, đau nhức cơ thể kèm với sốt, các nốt đậu bắt đầu xuất hiện khoảng 2 – 4 ngày sau khi phát bệnh và sau khoảng 10 – 14 ngày thì tự xẹp, bong vảy. Bệnh nặng có thể dẫn đến các biến chứng sau đây:

Nhiễm trùng

Những nốt đậu không những gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu mà khi bị vỡ có thể gây nên nhiễm trùng tại vết thương, viêm da, sưng tấy, nhiễm khuẩn. Nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng người nếu không được điều trị kịp thời

Viêm não

Viêm não, viêm màng nào là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu, tỷ lệ tử vong khi mắc phải biến chứng này tương ứng 10 – 20 %. Thậm chí sau biến vẫn để lại những di chứng nặng nề về trí óc như mất trí nhớ, thậm chí phải sống đời sống thực vật.

Viêm phổi

Biến chứng thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em, xuất hiện vào tuần thứ 3 – 5 của bệnh với những biểu hiện như sốt cao, ho ra máu, khó thở, cơ thể tím tái. Đây là biến chứng rất nguy hiểm có thể gây nên tử vong.

Đối với phụ nữ mang thai

Tùy vào thời gian thai kỳ mà mức độ ảnh hưởng của bệnh đến thai nhi sẽ khác nhau, nếu người mẹ mắc bệnh trong khoảng 5 ngày trước sinh thì con sinh ra sẽ dễ bị thủy đậu chu sinh, có tỉ lệ tử vong cao. Trường hợp người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi thai kỳ dưới 20 tuần tuổi thì thì trẻ sinh ra có thể mắc một số hội chứng như sẹo trên da, tay chân ngắn nhẹ cân, bé chậm phát triển, các căn bệnh liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể.

Biện pháp dự phòng bệnh thủy đậu

Với trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng hay người suy giảm miễn dịch nên được bảo vệ tránh phơi nhiễm bằng cách tiêm chủng cho những người trong gia đình, cho những người tiếp xúc gần.

Tiêm chủng: Vaccine thủy đậu sống giảm độc lực

Tiêm 1 liều 0,5 ml dưới da với trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi.

Tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần với trẻ từ 13 tuổi trở lên

vicare.vn-benh-thuy-dau-moi-nguoi-bi-may-lan1

Chống dịch bệnh thủy đậu

  • Nên cách ly trẻ em bị thủy đậu ở nhà trong 7 ngày. Những trẻ có tiếp xúc với người bị thủy đậu cần cách ly 11 - 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Người lớn mắc bệnh tránh tiếp xúc với những người khác, tạm thời nghỉ việc không đi làm
  • Mặc dù bệnh thủy đậu mỗi người chỉ mắc 1 lần, nhưng người đã mắc bệnh cũng cần hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh
  • Sát khuẩn tẩy uế đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng.
  • Sử dụng Globulin miễn dịch thủy đậu - zona (VZIG) tiêm trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm có tác dụng phòng bệnh cho người tiếp xúc.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi và dùng các dung dịch có tính sát khuẩn như: nước lá khế, lá bưởi để tắm, sau đó bôi dung dịch metylen (có màu xanh lên các vết mụn bị vỡ) để sát khuẩn. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về điều trị bệnh và dưỡng bệnh để chóng khỏi và không để lại những di chứng.

Xem thêm :

  • Người bị bệnh thủy đậu nên ăn gì?
  • Bệnh đậu mùa khác thủy đậu - liệu bạn đã biết chưa?
  • Bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậu không