Bệnh thủy đậu có lây qua đường hô hấp không?

Bệnh thủy đậu là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có tiến triển lây lan nhanh chóng trên diện rộng. Nhiều người không rõ đường lây nhiễm của bệnh này. Vậy bệnh thủy đậu có lây qua đường hô hấp không?

Bệnh thủy đậu có lây qua đường hô hấp không? Bệnh thủy đậu có lây qua đường hô hấp không?

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là Varicella, là bệnh lý do virus Varicella - Zoster gây ra. Virus này có kích thước lớn khoảng 150 - 200 mm. Ở ngoài cơ thể virus này kém bền vững. Virus có thể gây ra hai thể bệnh là thủy đậu (Varicella) và bệnh herpes Zoster (bệnh Zona).

Dấu hiệu của bệnh thủy đậu

  • Virus từ niêm mạc đường hô hấp, vào máu và các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Xuất hiện nốt phỏng nước trên da, niêm mạc.
  • Tổn thương chủ yếu ở da và niêm mạc, gây phù nề, thoái hóa nước tế bào biểu mô tạo thành những nốt phỏng nước có một ngăn trong da. Vì thế đưa kim chọc thì sẽ xẹp ngay.
  • Trong nốt phỏng có chứa virus thủy đậu, dịch tế bào biểu mô bạch cầu thoái hóa và tế bào khổng lồ.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra, virus thủy đậu có thể ở trạng thái ngủ ở tế bào thần kinh sau khi khỏi bệnh.
  • Ban đầu xuất hiện những dải ban dát màu đỏ, sau đó thành những nốt phỏng nước trong, sau đó chuyển dần thành những nốt phỏng hình cầu, nổi trên mặt da, ngả màu vàng.
  • Một số nốt phỏng có thể thấy hơi lõm ở trung tâm.
  • Nốt phỏng xuất hiện toàn thân, xuất hiện khá nhiều ở ngực, bụng, mặt trước da chân, chân tóc... còn ở tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay hầu như không xuất hiện.
  • Nốt phỏng xuất hiện trong niêm mạc miệng, trong lưỡi, vòm họng... Khi vỡ, các nốt phỏng tạo thành các nốt loét nông hình tròn hoặc bầu dục, khiến bệnh nhân chảy nước dãi, nuốt đau.
  • Nốt phỏng hiếm trường hợp xuất hiện ở màng tiếp hợp, âm hộ...
  • Bệnh nhân ngứa nhiều khi bị phát ban.
  • Khi nốt phỏng vỡ rất có thể gây ra nguy cơ bội nhiễm, sưng hạch ngoại vi.

Diễn biến bệnh thủy đậu

Thời kỳ nung bệnh

Thời kỳ này kéo dài từ 14 - 21 ngày, trong 10 - 21 ngày đầu không hề có biểu hiện bệnh lý.

Thời kỳ khởi phát

Khoảng 1 ngày, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng sốt hoặc sốt nhẹ, đau mỏi cơ khớp, trẻ nhỏ thì chúng không chơi, hay quấy khóc.

Có những trường hợp bệnh nhân sốt cao từ 39 - 40°C, có thể trằn trọc, mê sảng, viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.

Thời kỳ toàn phát

  • Phát ban nhanh chóng ngay từ những ngày đầu biểu hiện bệnh lý, ban mọc toàn thân. Ở trẻ nhỏ có thể sốt nhẹ, ở người lớn xuất hiện sốt cao, nhiễm độc toàn thân nặng.
  • Thoại đầu, xuất hiện những ban dát màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phỏng nước trong, rất nông như đặt trên mặt da. Từ 24 - 48 giờ sau, nốt phỏng ngả màu vàng, nốt thủy đậu thành hình cầu nổi trên mặt da 2mm, đường kính khoảng 5mm, xung quanh nốt có nền da tấy đỏ rộng 1mm.
  • Một số nốt phỏng hơi lõm ở trung tâm.
  • Ban thủy đậu mọc rải rác toàn thân, xu hướng tập trung ở bụng, ngực, mặt trước mu chân, chân tóc, niêm mạc miệng... xuất hiện ít ở tay, thưa hơn ở mặt, lòng bàn chân, tay hầu như không có.
  • Bệnh nhân sẽ ngứa nhiều khi xuất hiện phát ban mọc. Thời gian phát ban mọc theo đợt, 3 - 4 ngày/đợt mọc. Khi nốt phát ban vỡ có nguy cơ bội nhiễm, sưng hạch ngoại vi.
  • Sau 4 - 6 ngày, nốt thủy đậu theo đợt đấy sẽ khô, đóng vảy màu nâu sẫm. Vảy đợt này, sẽ bong ra sau khoảng một tuần. Nốt phỏng sẽ không để lại sẹo, tuy nhiên nếu để bội nhiễm, loét thì có thể để lại sẹo.

Thời kỳ lui bệnh

Nốt phỏng trên cơ thể đã xẹp hết. Cơ thể dần cảm thấy khỏe hơn, các xét nghiệm dần trở về bình thường.

HoiBenh.vn-benh-thuy-dau-co-lay-qua-duong-ho-hap-khong-body-2
Người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện khiến Virus thủy đậu theo nước bọt bắn ra ngoài môi trường

Bệnh thủy đậu có lây qua đường hô hấp không?

Bệnh thủy đậu là bệnh lý lây nhiễm qua đường hô hấp. Do virus trong nước bọt và dịch ở họng bệnh nhân bắn ra ngoài môi trường khi người bệnh giao tiếp, ho, hắt hơi... ra môi trường xung quanh, lây nhiễm bệnh cho người lành.

  • Đường vào chủ yếu của virus là niêm mạc đường hô hấp.
  • Bệnh cũng có thể do đường tiêu hóa như khi ăn chung bát đũa có dây nước bọt của người bệnh....
  • Virus thủy đậu có thể lây qua kết mạc mắt khi dụi mắt khi tay có dính dịch tiết người bệnh...

Nguồn lây nhiễm bệnh thủy đậu

  • Bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu, lây mạnh vào thời điểm nung bệnh đến khi bong hết vảy ở nốt trên cơ thể.
  • Người lành mang virus lây nhiễm bệnh.
  • Trẻ nhỏ dễ mắc bệnh sau khi tiếp xúc với người lớn bị Herpes Zoster, tuy nhiên người lớn ít bị hơn khi tiếp xúc với trẻ nhỏ bị Herpes Zoster sau khi tiếp xúc với trẻ em bị thủy đậu.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Cách ly người bệnh với người lành.

  • Cách ly để phòng tránh lây lan bệnh thành dịch. Mỗi cá thể bị bệnh là một nguồn phát tán bệnh, vì thế cần cách ly.
  • Có thể để bệnh nhân chăm sóc ở nhà, không đi ra ngoài trong thời gian bị bệnh để phòng tránh lây lan.
  • Thời gian cách ly từ khi người bệnh phát hiện bệnh cho đến khi đợt mọc nốt phỏng cuối cùng xẹp hết, các vảy sẫm bong hết được khoảng 5 ngày sau đó.
  • Đối với trẻ mẫu giáo chưa bị thủy đậu, nhưng đã tiếp xúc với trẻ bị thủy đậu. Cần giữ ở nhà từ 11 - 21 ngày, phòng tránh lây nhiễm bệnh thành dịch.

Tiêm Gamma Globulin với trẻ yếu chưa bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu không có vaccine phòng bệnh, vì thế đối với trẻ có sức đề kháng yếu chưa bị thủy đậu, có thể tiêm bắp Gamma Globulin 3ml để phòng bệnh.

Rửa tay bằng xà phòng

Rửa tay bằng xà phòng có tính chất diệt khuẩn thường xuyên sau khi về nhà, trước khi ăn, trước khi dịu mắt, chạm vào niêm mạc mắt...

Đeo khẩu trang giấy y tế

Đeo khẩu trang giấy khi ở bệnh viện, nơi đông người, nơi có vùng dịch, khi đi ra ngoài đường, khi tiếp xúc với người bệnh...

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Lau dọn nhà cửa thường xuyên, tránh vi khuẩn, Virus khu trú.

HoiBenh.vn-benh-thuy-dau-co-lay-qua-duong-ho-hap-khong-body-3
Đeo khẩu trang giấy giúp phòng tránh bệnh thủy đậu qua đường hô hấp

Cách chăm sóc đối với người bị thủy đậu

Cách ly người bệnh

Cách ly với người lành ở nhà, không đi học, đi làm ở cơ quan.

Điều trị triệu chứng

  • Hạ sốt: Sử dụng paracetamol khi bệnh nhân có triệu chứng sốt trên 38,5°C.
  • Khi sốt cao có tình trạng co giật, cần đưa đến bệnh viện ngay, thuốc sẽ do bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng thuốc hướng thần đối với bệnh nhân.
  • Ngứa: Sử dụng thuốc kháng Histamin như Dimedrol 1% để giảm triệu chứng ngứa.
  • Sử dụng thêm các thuốc vitamin nhóm B, C...
  • Khi có bội nhiễm, sử dụng kháng sinh thích hợp do bác sĩ kê đơn, không tự ý dùng kháng sinh.

Xử lý tốt các vết phỏng, phòng bội nhiễm.

  • Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, dung dịch Acid Boric 1%... vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ.
  • Vệ sinh da sạch sẽ, không gãi để nốt phỏng nước vỡ, tránh bội nhiễm. Đối với trẻ nhỏ, cần chú ý giữ tay trẻ, tránh trẻ gãi làm vỡ nốt phỏng.
  • Chấm dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000 vào các nốt loét.

Một số lưu ý khác

  • Mặc quần áo thoát mát, sạch sẽ, thay quần áo thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.
  • Ăn đồ lỏng, đủ dinh dưỡng, không ăn đồ nóng, nên để ấm hoặc nguội rồi mới ăn.
  • Để người bệnh ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa trực tiếp vào cơ thể.
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng có tính chất sát khuẩn hoặc cồn rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân và dịch tiết bệnh nhân.
  • Dọn vệ sinh nhà, đặc biệt là phòng của bệnh nhân hằng ngày.
  • Vào buổi sáng, có thể để bệnh nhân ở chỗ kín gió và mở cửa sổ để ánh sáng mặt trời tiêu diệt vi khuẩn bên trong phòng.
  • Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Vì thế, người nhà chăm người bệnh cũng cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh. Đeo găng tay khi bôi thuốc cho nốt phỏng trên da người bệnh.
  • Chỉ đưa người bệnh đến bệnh viện khi có xuất hiện trường hợp biến chứng, bội nhiễm. Còn nếu tình trạng bệnh nhân ổn, tốt nhất nên để bệnh nhân ở nhà sẽ tốt hơn, tránh lây lan dịch bệnh cũng như bệnh nhân sẽ hồi phục tốt hơn.

Bệnh thủy đậu là một bệnh lý khá nguy hiểm, có thể lây lan thành dịch trên diện rộng. Mọi người cần biết cách phòng tránh và chăm sóc khi bị thủy đậu để không để lại biến chứng. Bệnh thủy đậu có lây qua đường hô hấp không, HoiBenh đã giải thích cho quý độc giả ở trên. Mong rằng những kiến thức trên hữu ích với mọi người trong phòng tránh và chăm sóc bệnh thủy đậu.

Xem thêm:

  • Người bị bệnh thủy đậu nên ăn gì?
  • Bệnh đậu mùa khác thủy đậu - liệu bạn đã biết chưa?
  • Những thói quen chữa thủy đậu khiến bệnh càng nặng và để lại sẹo