Bệnh teo não sống được bao lâu?

Bệnh teo não là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến não bộ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống người bệnh. Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị triệt để bệnh này. Vậy bệnh teo não sống được bao lâu?

Bệnh teo não sống được bao lâu? Bệnh teo não sống được bao lâu?

Bệnh teo não là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến não bộ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống người bệnh. Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị triệt để bệnh này mà chỉ có tác dụng điều trị tích cực cho người bệnh. Vậy bệnh teo não sống được bao lâu? HoiBenh sẽ giải đáp cho bạn qua những thông tin dưới đây!

Bệnh teo não là gì?

Bệnh teo não là loại bệnh gây nên bởi sự thoái hóa, chết và gián đoạn các hoạt động giữa các tế bào thần kinh trung ương với nhau.

Do hiện tượng mất dần của những tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa một số tế bào thần kinh trong não khiến cho não trong hộp sọ bé đi gọi là teo não. Các kết quả siêu âm từ phim X-Quang sọ thẳng nghiêng teo não cho hình ảnh trên phim là sự nhỏ đi của não trong hộp sọ, trên phim cộng hưởng từ thì thấy thêm hình ảnh mô não thưa, các rãnh não giãn rộng.

Khi não bị teo, khả năng truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị sai lệch dẫn đến sự rối loạn chức năng hoạt động trầm trọng, suy giảm trí nhớ, sự nhận biết kém đi, sa sút trí tuệ, rối loạn cảm xúc, đi lại khó khăn...

Nguyên nhân mắc bệnh teo não?

Chủ yếu nguyên nhân gây teo não là do quá trình lão hóa của con người. Khi tuổi cao, ở một số người, các tế bào thần kinh cũng như các tổ chức khá của cơ thể con người bị thoái hóa. Theo thời gian, não bộ sẽ mất dần chức năng, teo nhỏ hoặc chết, khiến các mô não, kích thước não dần nhỏ lại, ảnh hưởng lớn đến khả năng nhận biết, ghi nhớ, ngôn ngữ, hành vi...

Bệnh teo não cũng có thể do di truyền, do chế độ sinh hoạt không hợp lý (sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, thiếu ngủ thường xuyên...), do chế độ dinh dưỡng (thiếu hụt vitamin B12 trong cơ thể con người cũng gây ra bệnh teo não). Bệnh teo não có thể do các bệnh của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hay xơ vữa động mạch nhất là các mạch máu nuôi dưỡng não (do tuổi cao hoặc do chế độ ăn uống hoặc cả hai).

Ngoài ra, bệnh teo não ở người cao tuổi có thể do chấn thương sọ não hoặc do đột quỵ bởi xuất huyết não, nhồi máu não (do sự gián đoạn đột ngột của nguồn cung cấp máu trong não) hoặc ở người cao tuổi đã sử dụng corticoid kéo dài thường xuyên (bệnh thấp khớp, bệnh hen suyễn, bệnh dị ứng, bệnh viêm da cơ địa...), bệnh động kinh, bệnh Alzheimer...

Bệnh teo não sống được bao lâu ?

vicare.vn-benh-teo-nao-song-duoc-bao-lau-body-1
Bệnh teo não sống được bao lâu ?

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh teo não là hay quên, nhầm lẫn và gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Qua thời gian, người bệnh dần thờ ơ với những hoạt động xã hội hàng ngày. Thay đổi tâm trạng, mất trí nhớ dài hạn, mất ngôn ngữ, suy giảm các giác quan và tiến triển lên mất các chức năng sống và cuối cùng là tử vong. Thông thường, người bệnh teo não chỉ có thể sống từ 4 đến 8 năm kể từ khi mắc bệnh. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ dưới 3 % người bệnh có thể sống thêm 14 năm.

Ở những giai đoạn nặng hơn, người bệnh mất hết các khả năng tự chăm sóc bản thân. Họ ăn uống trở nên khó khăn hơn, không kiềm chế cảm xúc, không kiểm soát hành vi, thường đi lang thang ra khỏi nhà. Mất các khả năng kiểm soát này sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như:

  • Viêm phổi: Bệnh nhân khó nuốt thức ăn và các dịch uống khiến những chất này vào phổi gây ra viêm phổi.
  • Nhiễm trùng: Người bệnh thường đi tiểu không tự chủ được nên phải thông tiểu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không điều trị sẽ nặng hơn, ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Tại các điểm tỳ, nhất là tại vùng lưng, xương, hai bên hông dễ bị lở loét do liệt toàn thân...
  • Té ngã và các biến chứng: Người bệnh thường đi lại không kiểm soát và dễ vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương.

Cần chú ý gì khi chăm sóc bệnh nhân teo não?

Người bị teo não không thể tự sinh hoạt nên luôn cần sự chăm sóc trực tiếp từ người thân. Khi chăm sóc cho bệnh nhân teo não, người nhà cần chú ý những điều sau:

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh. Đặc biệt, tăng cường lượng canxi, vitamin, đặc biệt là vitamin B12, omega3 trong chế độ ăn. Hạn chế thức ăn béo, đường. Người nhà nhớ nhắc nhở bệnh nhân ăn uống đúng giờ. Ở teo não giai đoạn cuối, bệnh nhân không thể nuốt được thức ăn thì cần thực hiện tiêm truyền.
  • Thường xuyên xoa bóp chân tay cho người bệnh hàng ngày. Đảm bảo các chi không bị ứ huyết do nằm nhiều dẫn đến nhiễm trùng, viêm da.
vicare.vn-benh-teo-nao-song-duoc-bao-lau-body-2
  • Chú ý vệ sinh cơ thể người bệnh. Lau sạch đờm dãi nếu có để không gây cản trở hô hấp. Đảm bảo vô trùng các ống dẫn tiểu nếu phải đặt ống dẫn tiểu cho người bệnh.
  • Thực hiện các liệu pháp kích thích nhận thức cho người bệnh: trò chuyện với người bệnh, kể về các kỉ niệm trong gia đình hay cùng người bệnh xem tivi, đọc sách báo.
  • Để chống thoái hóa não thì việc thường xuyên hoạt động trí óc, chống các stress, ngăn ngừa bệnh tật và các tác nhân vật lý, hóa học có thể gây tổn thương nhu mô não... là những việc làm cần thiết. Người bị teo não thì khả năng phục hồi gần như là không thể được. Vì vậy việc tập luyện não thường xuyên (về trí nhớ, khả năng tổng hợp, phản xạ đáp ứng, khả năng tư duy sáng tạo...) mới là điều quan trọng nhất. Ngoài ra, tập thể dục nhẹ nhàng, đi dạo trong công viên, tập yoga, thiền, ngủ đủ giấc, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh... là những liệu pháp xoa dịu thần kinh hiệu quả và giúp lấy lại sự thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm trí một cách nhanh chóng.

Xem thêm:

  • Cấy ghép não giúp bệnh nhân ALS (Teo cơ xơ cứng) có thể giao tiếp
  • Dấu hiệu viêm màng não mô cầu là gì?
  • Tại sao viêm màng não mô cầu gây tử vong?