Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Trong thời điểm dịch tay chân miệng bùng phát mạnh mẽ, các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng về sức khỏe của con mình. Việc biết được bệnh tay chân miệng lây qua đường nào sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh ngăn chặn được dịch bùng phát.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào? Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Trong thời điểm dịch tay chân miệng bùng phát mạnh mẽ, các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng về sức khỏe của con mình. Việc biết được bệnh tay chân miệng lây qua đường nào sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh ngăn chặn được dịch bùng phát.

Những triệu chứng của tay chân miệng ở trẻ

Các dấu hiệu ban đầu khi trẻ bị tay chân miệng bao gồm: sốt nhẹ hoặc sốt cao, rát da, nổi mụn nước ở các vị trí như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối,.... Tuy nhiên những dấu hiệu này thường không rõ ràng và cha mẹ cần phải rất tinh ý mới phát hiện.

Khi tình trạng bệnh trở nặng hơn, phụ huynh có thể phát hiện sớm thông qua các triệu chứng:

  • Quấy khóc dai dẳng: Trẻ quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm. Trẻ thường ngủ khoảng 15 - 20 phút rồi sau đó thức dậy quấy khóc 15 - 20 phút rồi lại ngủ tiếp. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn là do nốt ở miệng khiến trẻ bị đau nhưng thực tế đó là do trẻ đang bị nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
  • Giật mình: Cha mẹ nên chú ý triệu chứng này khi trẻ đang ngồi chơi, để ý xem trẻ có giật mình với tần suất tăng dần theo thời gian hay không. Đây cũng là dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh.
  • Sốt cao không hạ: sốt trên 38,5 độ, kéo dài hơn 48 giờ, sử dụng Paracetamol nhưng không hạ nhiệt. Lý do là bởi quá trình viêm rất mạnh trong cơ thể, gây ra nhiễm độc thần kinh. Lúc này, trẻ cần sử dụng các chế phẩm có Ibuprofen để hạ sốt.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu sốt, đau họng, chán ăn và xuất hiện các nốt đỏ, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh trở nặng gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-lay-qua-duong-nao-body-1

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

Trẻ nhỏ có thể lây bệnh tay chân miệng do tiếp xúc với nước miếng, nước tiểu, phân, dịch mũi họng, bóng nước của trẻ bị nhiễm bệnh phân tán ra môi trường xung quanh. Khả năng lây truyền cao nhất là trong tuần đầu của bệnh.

Không những vậy, virus gây bệnh tay chân miệng còn có khả năng tồn tại trong thức ăn, thức uống, đồ dùng trong nhà như đồ chơi, sàn nhà, mặt bàn, các vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Tay của người chăm sóc trẻ bị bệnh nếu không rửa sạch sẽ có thể sẽ lây virus sang những trẻ khác,....

Trẻ mắc bệnh cần phải được cho cách ly ít nhất trong tuần đầu và tối đa 4 tuần để hạn chế thấp nhất những nguy cơ lây bệnh đến những trẻ khác.

Phòng tránh nguy cơ lây bệnh tay chân miệng

Cho đến hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin để phòng bệnh. Vì vậy, để tránh cho trẻ em mắc phải căn bệnh này đồng thời ngăn chặn dịch bùng phát, cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu cũng như quan sát trẻ thật kỹ để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời.

Những cách để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ:

  • Rửa tay thật cẩn thận bằng xà phòng bằng vòi nước mạnh, đặc biệt là khi chế biến thức ăn và trước khi ăn.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, công cụ chế biến đồ ăn phải thật sạch sẽ.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-lay-qua-duong-nao-body-2
  • Không cho trẻ dùng chung bát đũa, thìa với những trẻ mắc bệnh, phải tráng nước sôi đồ dùng ăn uống thật kỹ trước khi ăn.
  • Tuyệt đối không cho trẻ bốc thức ăn, mút tay, ngậm đồ chơi.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường đang có dịch bệnh.
  • Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng như sốt, nôn, ói, quấy khóc, xuất hiện các đốm đỏ thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Bị tay chân miệng rồi có bị lại nữa không?
  • Trẻ bị bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?
  • Cách theo dõi, điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà