Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 điều trị thế nào?
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể tự khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết chăm sóc trẻ đúng cách. Vậy bệnh tay chân miệng cấp độ 1 điều trị thế nào?
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 điều trị thế nào?
Tay chân miệng là bệnh thường gặp phải ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể tự khỏi và không để lại biến chứng gì nguy hiểm. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng đúng cách. Vậy bệnh tay chân miệng cấp độ 1 điều trị thế nào?
Phân loại bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Là giai đoạn sớm của bệnh . Biểu hiện bằng các tổn thương bọng nước nhỏ trong vùng họng, miệng.
Bệnh tay chân miệng cấp độ 2
Được chia thành 2 cấp độ nhỏ:
Cấp độ 2a: Trẻ xuất hiện các triệu chứng như : giật mình dưới 2 lần trong vòng 30 phút, sốt trên 2 ngày, đôi khi bị sốt nặng trên 39 độ C. Người lừ đừ mệt mỏi, nôn trớ, khó ngủ.
Cấp độ 2b: Bệnh tay chân miệng cấp độ 2b được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1: Trẻ có tiền sử giật mình, giật mình trên 2 lần/30 phút, ngủ gà, mạch nhanh, sốt cao trên 39 độ.
- Nhóm 2: Run chi, ngồi không vững, rung giật nhãn cầu, yếu chi hoặc liệt chi, liệt thần kinh sọ, nuốt sặc, giọng nói thay đổi...
Bệnh tay chân miệng cấp độ 3
Trẻ có các biểu hiện như
- Mạch nhanh > 170 lần/phút hoặc mạch chậm < 60 lần/ phút
- Toàn thân lạnh , vã mồ hôi nhiều , huyết áp tăng
- Nhịp thở nhanh hoặc thở khò khè, rút lõm ngực, nặng có thể có biểu hiện của phù phổi cấp , tím tái toàn thân.
- Trẻ có biểu hiện của rối loạn tri giác có thể dẫn đến sốc.
Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Những biểu hiện phổ biến của bệnh tay chân miệng gồm :
- Sốt: sốt cao hoặc sốt nhẹ . Ở giai đoạn sớm thì sốt nhẹ là phổ biến.
- Tổn thương ở da: tổn thương mụn nước đỏ , nhiều ở vùng họng miệng, quanh niêm mạc má, lòng bàn tay chân ,...Nếu các bọng nước vỡ ra gây loét họng , loét miệng. Ở cấp độ 1 của bệnh thì biểu hiện các tổn thương trên da mức độ nhẹ, chỉ loét miệng ở bề ngoài. Vết loét trong bệnh tay chân miệng sẽ khác với các loét do nhiệt miệng . Vết loét do nhiệt miệng nhỏ, đơn lẻ . Trong khi đó, vết loét do bệnh tay chân miệng sẽ tạo thành những vết loét rộng, nhiều và loang rộng do từ các vết ban có bọng nước bị vỡ ra tạo thành.
- Quấy khóc: những thay đổi làm trẻ khó chịu làm bé quấy khóc nhiều. Đặc biệt những tổn thương vùng họng miệng làm bé khó khăn trong ăn uống bú mẹ. Những thay đổi của trẻ như quấy khóc nhiều hơn, hay giật mình cần các mẹ chú ý mới có thể phát hiện được.
Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 điều trị thế nào?
Tay chân miệng do virus tay chân miệng gây ra nên hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị tay chân miệng chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng , tránh các biến chứng xảy ra. .Tay chân miệng cấp độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh và có thể điều trị chăm sóc tại nhà . Ở giai đoạn này thì giữ vệ sinh sạch sẽ và điều trị triệu chứng là cần thiết nhất.
- Khi trẻ có sốt: cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt 4- 6 tiếng / lần. Liều 10 mg/ kg cân nặng đường uống. không sử dụng liên tục thuốc hạ sốt. Với sốt nhẹ thì ưu tiên dùng các biện pháp hạ sốt an toàn như : chườm ấm.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh và các đồ dùng , đồ chơi của trẻ.
- Giữ vệ sinh chân tay và vệ sinh răng miệng của trẻ sạch sẽ.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là cần thiết. Cung cấp đa dạng , phong phú nguồn chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Nếu trẻ có sốt thì cần đưa trẻ đi tái khám ngoại trú tại các cơ sở y tế mỗi ngày cho đến khi hạ sốt ít nhất là 48 tiếng. Tái khám từ 1-2 ngày / lần trong 10 ngày đầu tiên của bệnh.
- Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các triệu chứng: Sốt cao trên 39 độ C, khó thở, rút lõm lồng ngực nhiều , thở nhanh, da nổi vân tím, tay chân lạnh , hôn mê co giật hay có xuất hiện co giật.
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Với những bệnh tay chân miệng giai đoạn 1 thì điều trị triệu chứng cho trẻ, giữ vệ sinh sạch sẽ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho trẻ là quan trọng nhất . Bệnh sẽ tự khỏi sau 7- 10 ngày.
Chăm sóc trẻ đúng cách là cách điều trị hiệu quả nhất và ngăn cản sự tiến triển của bệnh.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin đặc hiệu phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ. Vì vậy quan trọng là cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh cho trẻ:
- Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn, và sau khi đi tiêu.
- Vệ sinh sạch sẽ các đồ chơi của trẻ. Vệ sinh đồ dùng trong nhà sạch sẽ và môi trường sống xung quanh.
- Nếu trẻ đang đi nhà trẻ thì cần cách li trẻ bệnh. Cho trẻ bị bệnh nghỉ để cách li tránh lây nhiễm cho các bạn.
- Đeo khẩu trang là cần thiết vì tay chân miệng lây qua các giọt bắn của đường hô hấp. Đặc biệt phải che miệng khi hắt hơi hoặc khi ho.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng , sức khỏe của trẻ.
Xem thêm:
- Khi nào phải đưa trẻ mắc bệnh tay chân miệng đi viện?
- Cách theo dõi, điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
- Trẻ bị bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?