Bệnh suy giáp ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh suy giáp ở bà bầu rất nguy hiểm. Bà bầu bị suy giáp mang đến những hậu quả xấu cho thai nhi, trẻ sinh ra có thể bị đần độn. Vì thế mẹ bầu hãy tìm hiểu về căn bệnh này để chủ động phòng ngừa.

Bệnh suy giáp ở bà bầu nguy hiểm như thế nào? Bệnh suy giáp ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh suy giáp trong thai kỳ là như thế nào?

Bệnh suy giáp ở bà bầu là tình trạng giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu gây ra suy giáp, khi đó chức năng tuyến giáp sẽ bị rối loạn, không tiết ra đủ hormone tuyến giáp.

Triệu chứng bệnh suy giáp khi mang thai:

  • Mặt sưng phồng lên
  • Da căng lên
  • Mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Mạch chậm, khả năng chịu lạnh kém
  • Tăng cân
  • Đau quặn bụng, khó chịu ở bụng
  • Khả năng tập trung kém
  • Tăng nồng độ TSH (thyroid stimulating hormone) và giảm nồng độ T4 (Tetraiodothyronine). Khi nồng độ TSH cao nghĩa là tuyến giáp hoạt động kém.
vicare.vn-benh-suy-giap-o-ba-bau-nguy-hiem-nhu-the-nao-body-1
Mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi

Nguyên nhân gây suy giáp trong thời kỳ mang thai

  • Suy giáp ở phụ nữ mang thai bao gồm cắt tuyến giáp, xạ trị, dùng thuốc và bệnh tuyến yên. Bướu cổ và thiếu iot là nguyên nhân gây bệnh suy tuyến giáp.
  • Ngoài ra viêm tuyến giáp mãn tính có tính chất tự miễn hay còn gọi là bệnh Hashimoto (mang tên của vị bác sĩ người Nhật Bản đã phát hiện ra căn bệnh này). Bệnh Hashimoto có thể mắc từ trước khi mang thai, nhưng do là bệnh mãn tính, diễn biến từ từ nên không phát hiện ra hoặc bệnh có thể xuất hiện lần đầu tiên khi có thai.
  • Một nguyên nhân gây suy giáp khác là do bị cắt tuyến giáp hoặc do điều trị iode phóng xạ (I131) hoặc do đang điều trị basedow bằng thuốc kháng giáp tổng hợp liều cao.

Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh suy giáp khi mang thai?

  • Phụ nữ có nguy cơ cao bị suy giáp trong thời kỳ mang thai gồm đã và đang điều trị cường giáp bằng các loại thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, phẫu thuật, iode phóng xạ.
  • Người có tiền sử gia đình bị bệnh tuyến giáp, người bị bướu cổ to, người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước.

Bệnh suy giáp ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

vicare.vn-benh-suy-giap-o-ba-bau-nguy-hiem-nhu-the-nao-body-2
Mẹ bầu suy giáp tỉ lệ sảy thai tăng gấp đôi

Bà bầu bị suy giáp thường đem đến những nguy hiểm cho thai nhi, đứa trẻ sinh ra có thể bị đần độn, kém phát triển về thể chất. Vì thế mẹ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời cả trước và trong thời gian mang thai.

Nguy hiểm đối với người mẹ

  • Bị bệnh suy giáp khi mang thai nếu không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì người mẹ có thể bị các biến chứng cổ điển thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim sung huyết, táo bón và chậm chạp.
  • Biến chứng liên quan đến sản khoa như tiền sản giật, bất thường về bánh nhau, đẻ con rất nhẹ cân và băng huyết sau sinh. Biến chứng này xảy ra khi phụ nữ bị suy giáp nặng, còn một số trường hợp bị suy giáp nhẹ thì sẽ không có triệu chứng đặc biệt.
  • Tỷ lệ sảy thai tăng gấp đôi;
  • Tỷ lệ chết sau sinh xấp xỉ 20%;

Nguy hiểm đối với thai nhi

  • Tuyến giáp của thai nhi được hình thành và hoạt động từ tuần 10 -12 của thai kỳ. Trong 12 tuần đầu thai nhi phụ thuộc vào nguồn hormone tuyến giáp từ mẹ. Do vậy, mẹ bị suy giáp thì con cũng sẽ bị suy giáp. Thai nhi còn phụ thuộc vào lượng iode (cần cho tổng hợp hormon tuyến giáp) do mẹ cung cấp.
  • Hormone tuyến giáp Thyroxin có vai trò quan trọng với sự phân chia, hình thành các cơ quan, sự phát triển não bộ của trẻ và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Trong 3 tháng đầu, tuyến giáp của thai nhi phải sử dụng thyroxin hoàn toàn từ mẹ, các tháng tiếp theo, thyroxin được lấy một phần từ mẹ, phần còn lại sẽ tự tổng hợp được. Thyroxin được vận chuyển đến não của thai nhi và chuyển thành T3, tham gia sớm vào sự phát triển, trưởng thành của não bộ. Nếu thiếu Thyroxin, trẻ sinh ra bị suy giáp bẩm sinh có thể kém phát triển về trí tuệ, đần độn, thể chất còi cọc.
  • Các dị tật bẩm sinh tăng 20%
  • Gần 1⁄2 trẻ sinh ra có sự phát triển chậm về tâm thần vận động

Làm thế nào để sàng lọc sớm suy giáp ở phụ nữ mang thai?

  • Vì bệnh suy giáp ở phụ nữ mang thai đem đến những nguy cơ trầm trọng mà hiện nay các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên đi kiểm tra TSH – hormone tuyến giáp khi có kế hoạch có thai và trong 3 tháng đầu thai kì.
  • Với những mẹ bầu đã phát hiện có suy giáp và đang điều trị bằng hormone tuyến giáp(levothyroxin) thì cần làm xét nghiệm FT4 và TSH khi biết mình có thai và đều đặn hàng tháng. Bởi trong suốt thai kì nhu cầu hormone tuyến giáp tăng lên, đòi hỏi tăng thuốc điều trị.
  • Với những người chưa mắc bệnh tuyến giáp và xét nghiệm TSH lần đầu sau khi có thai là bình tường thì sẽ không cần kiểm tra lại nữa.
  • Các bệnh viện lớn đã có chương trìn sàng lọc bệnh tuyến giáp ở trẻ sơ sinh, nết phát hiện sớm những bất thường đều có thể phòng ngừa, điều trị sớm bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp ngay sau sinh.

Bà bầu bị suy giáp điều trị thế nào?

  • Điều trị suy giáp ở bà bầu cũng giống như người không mang thai bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp.
  • Cách tốt nhất và an toàn nhất là phụ nữ có thai cần điều chỉnh liều tối ưu. Bà bầu cần xét nghiệm chức năng tuyến giáp (FT4 và TSH) mỗi 6-8 tuần (mỗi lần khi đi khám thai), nếu phải thay đổi liều levothyroxin thì nên kiểm tra lại sau 4 tuần.
  • Cần phải đảm bảo nồng độ FT4 và TSH phải ở trong giới hạn bình thường.
  • Sau khi sinh con, các mẹ cần trở lại dùng liều như trước khi có thai.
  • Mẹ bầu cần biết các loại vitamin có chứa sắt dùng trước khi sinh có thể làm giảm hấp thu hormone tuyến giáp ở đường tiêu hóa. Vì thế 2 loại thuốc này cần được dùng cách nhau ít nhất 2-3 giờ.

Xem thêm:

  • Các biến chứng sau mổ tuyến giáp bạn cần biết
  • Sàng lọc trước sinh là gì? Ý nghĩa của việc sàng lọc trước sinh
  • Khám tuyến giáp ở đâu tốt tại Hà Nội?