Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Bệnh lý về tuyến giáp ngày càng phổ biến ở nước ta, trong đó có bệnh lý về suy tuyến giáp. Bệnh suy tuyến giáp có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như tâm lý của người bị bệnh. Vậy bệnh suy giáp là gì? Bệnh suy giáp có chữa được không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

1. Tuyến giáp là gì? Bệnh suy giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình bướm uốn quanh khí quản của bạn. Nếu bạn đặt tay vào hai bên yết hầu của mình và nuốt, bạn sẽ cảm nhận thấy tuyến giáp của mình trượt nhẹ dưới ngón tay.

Tuyến giáp tiết ra hormone tuyến giáp, điều khiển sự phát triển và trao đổi chất ở rất nhiều bộ phận trong cơ thể.

Tuyến yên là một tuyến nhỏ, giúp điều chỉnh chức năng sinh lý và sản sinh ra hormone kích thích tuyến giáp ( TSH). TSH chính là tín hiệu cho tuyến giáp để kích thích giải phóng hormone tuyến giáp.

Có trường hợp, nồng độ TSH tăng nhưng tuyến giáp lại không giải phóng ra nhiều hormone tuyến giáp hơn để đáp ứng. Đây được gọi là tình trạng suy giáp nguyên phát, vì vấn đề xảy ra là do nồng độ hormone tuyến giáp.

Có những trường hợp khác, nồng độ TSH giảm, lúc này tuyến giáp lại không nhận được tín hiệu để sản sinh hormone tuyến giáp. Đây được gọi là suy giáp phụ thuộc.

Bệnh suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, việc sản xuất hormone tuyến giáp do nhiều yếu tố quyết định nhưng chung quy lại không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng cũng như xét nghiệm.

2. Triệu chứng của bệnh suy giáp

vicare.vn-benh-suy-giap-co-chua-khoi-duoc-khong-body-1
  • Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có thể thấy tăng cân mặc dù ăn uống rất kém.
  • Hội chứng da- niêm mạc:

Da khô, vàng, giảm tiết mồ hôi.

Xuất hiện tình trạng rụng lông, tóc.

Người bệnh cảm thấy khàn giọng.

Lưỡi to, dày.

  • Hội chứng thần kinh- cơ: người bệnh có thể gặp các cơn chuột rút, yếu cơ, đau cơ.
  • Triệu chứng thần kinh: chậm chạp, hay quên, lơ mơ, khó tập trung. Suy giáp còn có khả năng làm suy giảm chức năng của bộ nhớ.
  • Táo bón: nồng độ hormone tuyến giáp thấp có thể làm trì hoãn hoạt động của ruột.
  • Các kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bất thường hoặc mất nhiều máu. Nguyên nhân của các kỳ kinh nguyệt không đều có thể do lí do về sức khỏe, cũng có thể bạn đang gặp vấn đề về rối loạn hormone trong cơ thể, bạn nên đi khám để biết được kết quả chính xác nhất.
  • Cảm thấy mệt mỏi, chán nản và phiền muộn: suy giáp có thể gây ra chứng trầm cảm, nguyên nhân của vấn đề này chưa được khoa học giải thích rõ ràng. Tuy nhiên đây có thể là một triệu chứng của tinh thần khi bị suy giảm kể cả về năng lượng và sức khỏe do bệnh lý suy giáp gây ra.

3. Bệnh suy giáp có chữa được không?

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không? Đây là câu hỏi còn mang rất nhiều tranh cãi. Trước tiên bạn cần phân biệt rõ giữa khái niệm “ điều trị” và “ chữa khỏi”. Tất cả các dạng của suy giáp đều có thể điều trị được, giúp cho chức năng tuyến giáp được trở lại như bình thường. Tuy nhiên để duy trì được tình trạng ổn định đó thì bạn phải dùng thuốc.

Việc điều trị được bệnh lý suy giáp hay không không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như trong trường hợp suy giáp do bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Bệnh này gây ra do kháng thể tấn công và phá hủy tuyến giáp. Khi điều trị suy giáp, dùng thuốc hormone sẽ giúp cho hồi phục chức năng của tuyến giáp, tuy nhiên kháng thể phá hủy tuyến giáp lại không bị ảnh hưởng bởi thuốc.

Phương pháp điều trị bệnh lý suy giáp phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Hormone mang lại hiệu quả cao nhất đang được dùng đó là hormone tổng hợp ( hormone nhân tạo). Trong quá trình điều trị, bạn phải đi tái khám thường xuyên để theo dõi được lượng horomone tuyến giáp của mình có đang trong giới hạn ổn định hay không? Từ đó bác sĩ sẽ có những chỉ định sử dụng thuốc sao cho phù hợp.

Trong đa số các trường hợp, ngay trong tuần đầu tiên sử dụng thuốc, các triệu chứng của bệnh suy giáp đã giảm rõ rệt và sẽ biến mất các triệu chứng này trong vòng một vài tháng. Đối với trẻ em, trẻ sơ sinh nếu phát hiện suy giáp thì cần được điều trị sớm. Những người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn do quá trình đáp ứng lại thuốc không được nhanh như người bình thường.

Nếu tình trạng suy giáp của bạn chỉ ở mức độ nhẹ ( suy giáp dưới lâm sàng) thì bạn có thể không điều trị, nhưng cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện nếu suy giáp phát triển nặng hơn. Trong trường hợp này tốt hơn hết là bạn hãy đi gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất đối với tình trạng của bản thân.

4. Phòng bệnh suy giáp

vicare.vn-benh-suy-giap-co-chua-khoi-duoc-khong-body-2
  • Những bệnh nhân có xét nghiệm anti- TPO tăng mà chưa có dấu hiệu suy giáp trên lâm sàng thì phải theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hay có ý định sinh con cần đi xét nghiệm tầm soát và phát hiện sớm bệnh suy giáp. Do trong 3 tháng đầu đời của thai nhi chưa phát triển tuyến giáp nhưng bé lại cần một lượng hormone giáp lớn để hình thành và phát triển hệ thống thần kinh. Nếu trong giai đoạn này mà mẹ bị thiếu hụt các hormone tuyến giáp do bệnh suy giáp thì con sinh ra có thể bị kém phát triển trí tuệ, đần độn.
  • Những đứa con của bà mẹ bị suy giáp nên được làm xét nghiệm ngay từ những ngày đầu khi mới sinh để kiểm tra bệnh lý của tuyến giáp.
  • Những phụ nữ có tiền xử mất máu nhiều cần được bác sĩ thăm khám và phát hiện sớm hội chứng Sheehan.

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã tìm được ra câu trả lời bệnh suy giáp có chữa được không? Bệnh suy giáp không gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh suy giáp không chữa khỏi được hoàn toàn nhưng người bệnh có thể sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường nếu sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy nếu đang gặp tình trạng suy giáp, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Xem thêm:

  • Có thể sàng lọc, phát hiện sớm hiện tượng bà bầu bị suy giáp không?
  • Bệnh suy giáp ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?
  • Suy tuyến yên ở trẻ em có nguy hiểm không?