Bệnh sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh

Bệnh sỏi thận ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Triệu chứng bệnh sỏi thận có thể được nhận biết sớm bằng các dấu hiệu khá điển hình. Khi thấy các triệu chứng này, hãy nghĩ ngay đến việc đi khám để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.

Bệnh sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh Bệnh sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh

Bệnh sỏi thận ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Triệu chứng bệnh sỏi thận có thể được nhận biết sớm bằng các dấu hiệu khá điển hình. Khi thấy các triệu chứng này, hãy nghĩ ngay đến việc đi khám để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.

1. Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là tình trạng trong thận có chứa sỏi. Nó là kết quả của sự kết tủa một số chất có chứa trong nước tiểu của chúng ta tạo thành các viên sỏi có kích thước khác nhau (tùy thuộc vào tình trạng kết tủa và thời gian mắc bệnh).

Có nhiều yếu tố gây nên căn bệnh sỏi thận như: Do thuốc, do chế độ ăn uống, ngộ độc,... Một số trường hợp sỏi thận gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa (bệnh gout), dị dạng đường tiểu, nhiễm khuẩn đường tiểu, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang,... Đều là những điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.

vicare.vn-benh-soi-than-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-cach-phong-tranh-body-1

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn nhiều muối: Muối làm gia tăng sự bài tiết canxi của thận dẫn đến sự kết tủa và gây sỏi trong thận.
  • Ăn quá nhiều thịt: Đặc biệt là thịt đỏ. Một số nghiên cứu cho đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều thịt đỏ có nguy cơ mắc sỏi thận nhiều hơn những người ăn nhiều rau xanh và cá.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh tái diễn thường xuyên sẽ gây nên tình trạng ứ đọng các chất thải và vi khuẩn tạo cơ hội cho sỏi phát triển trong thận.
  • Béo phì: Những người thừa cân, béo phì được xem là có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn những người khác.
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Việc làm dụng thuốc nhuận trạng được xem là nguyên nhân làm mất cân bằng chất điện giải và có mối liên hệ mật thiết với sỏi thận.

3. Dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận dễ nhận biết nhất

Đi tiểu nhiều, tiểu buốt

Đây được xem là dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở người mắc sỏi thận. Dù lượng nước uống vào không thay đổi những số lần tiêu tiểu tăng lên, đặc biệt còn tiểu buốt thì hay nghĩ ngay đến tình trạng viêm đường tiết niệu hoặc sỏi thận nhé.

Khi cảm thấy tiểu buốt báo hiệu rằng các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.

Xuất hiện các cơn đau âm ỉ

Vùng thắt lưng, hông sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ. Tình trạng này xảy ra là do sỏi đã xuất hiện ở vùng niệu quản, bể thận gây nên tình trạng ứ nước. Lúc này, sỏi thận thường có kích thước nhỏ.

Trường hợp các cơn đau kèm bí tiểu thì có thể sỏi đã di chuyển đến cổ bàng quang hoặc lọt xuống niệu đạo gây tắc đường tiểu.

Các cơn đau ở vùng thắt lưng còn xuất hiện cả những khi vận động mạnh, thay đổi tư thế. Đi kèm với các cơn đau người bệnh có thể sẽ bị đầy bụng, buồn nôn, rối loạn tiểu,...

Cơn đau dữ dội

Cơn đau thắt lưng ở 1 bên hoặc cả 2 bên nếu 2 bên thận đều có sỏi. Trường hợp nặng có thể đau xuyên cả ra hông và phần lưng.

Trường hợp xuất hiện các cơn đau kiểu này là do sỏi đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh, tránh để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng viêm đài bể thận cấp và viêm đường tiết niệu.

Đi tiểu ra máu

Tiểu ra máu chính là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận. Do sỏi đã di chuyển, cọ sát ở bàng quang, bể thận,... tùy vào lượng máu trong nước tiểu mà có thể thấy màu nước tiểu hồng hoặc có thể tự nhìn thấy bằng mắt thường.

Buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày là triệu chứng thường gặp của người bệnh sỏi thận. Đái buốt, đái rắt, đái ra máu, thậm chí là ra sỏi trong thường hợp sỏi nhỏ lọt xuống hoặc vỡ và đi ra theo đường nước tiểu.

Viêm thận, giãn thận, ứ nước là những biến chứng nguy hiểm mà sỏi thận gây ra. Do đó, nhận biết được các triệu chứng bệnh sỏi thận càng sớm càng tốt.

Đau vùng thắt lưng

Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở hai hố thắt lưng, lan ra bụng, cuối cùng là xuống phần bụng dưới và xuống đùi.

Khi có một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đi kiểm tra, thăm khám để xác định chính xác đây là những triệu chứng bệnh sỏi thận, tránh nhầm lẫn với bệnh lý khác mà có biện pháp xử lý phù hợp.

Các dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ thường khó nhận biết hơn nam giới bởi nó dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thuộc đường tiết niệu khác. Do đó, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh và gây biến chứng luôn cao hơn nam giới.

vicare.vn-benh-soi-than-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-cach-phong-tranh-body-2

4. Cách phòng tránh bệnh sỏi thận

Uống nhiều nước

Uốn từ 2-3 lít nước mỗi ngày và chia đều cả ngày sẽ giúp phòng tránh sỏi thận hiệu quả bởi nước tiểu sẽ được làm loãng và các chất cặn bã, vi khuẩn được đưa ra ngoài liên tục tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Giảm thực phẩm chứa nhiều oxalat

Các loại thực phẩm, nước uống chứa nhiều Oxalat như soda, trà đá, dâu tây, socola,... vì oxalat trong các loại nước uống này có thể tăng nguy cơ mắc sỏi thận oxalat canxi.

vicare.vn-benh-soi-than-nguyen-nhan-dau-hieu-nhan-biet-cach-phong-tranh-body-3

Giảm muối, đạm động vật trong khẩu phần ăn

Hạn chế và giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp giảm oxalat trong nước tiểu và giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Giảm lượng đạm động vật, giảm thịt đỏ trong khẩu phần ăn cũng giúp bạn phòng tránh sỏi thận.

Hạn chế sử dụng chất Caffein

Cà phê, trà xanh, ca cao là nước có nhiều caffein nên hạn chế bởi chúng là nguyên nhân gây mất nước của cơ thể và dẫn đến nguy cơ sỏi thận.

Khi có những dấu hiệu về sỏi thận cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để kéo dài dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm:

Chữa sỏi thận ở đâu tốt?

Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa sỏi thận

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm hay không?