Bệnh sởi lây qua những đường nào?

Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại bệnh này. Bạn đang thắc mắc không biết rằng sởi lây qua đường nào? Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi? Cách phòng ngừa ra sao?... Vậy thì hãy cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé.

Bệnh sởi lây qua những đường nào? Bệnh sởi lây qua những đường nào?

Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại bệnh này. Bạn đang thắc mắc không biết rằng sởi lây qua đường nào? Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi? Cách phòng ngừa ra sao?... Vậy thì hãy cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé.

1. Sởi là bệnh gì? Những ai có nguy cơ mắc bệnh?

Bệnh sởi do một loại virus thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Bệnh sởi là bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác và có khả năng bùng phát thành dịch trên diện rộng. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa đông xuân. Khi thời tiết ẩm nồm là thời điểm virus hoạt động mạnh nhất.

vicare.vn-benh-soi-lay-qua-nhung-duong-nao-body-1
Bệnh sởi là bệnh thường gặp và dễ lây nhiễm

Ai có thể bị sởi? Tất cả những ai chưa tiêm ngừa vắc xin sởi đều có khả năng nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh sởi không phải bệnh nguy hiểm tuy nhiên cũng có nhiều biến chứng liên quan như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não sau sởi...

2. Sởi có lây không? Sởi lây qua đường nào?

Sởi có lây hay không đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Như đã nói ở trên, bệnh sởi là bệnh dễ lây nhiễm từ người này sang người khác (90% những người từng tiếp xúc với người đang mắc bệnh sởi đều sẽ bị lây nhiễm nếu chưa được tiêm vắc xin).

Vậy sởi lây qua đường nào? Sởi chủ yếu lây qua đường hô hấp bởi virus sởi tồn tại trong dịch tiết mũi, cổ họng của người bệnh. Khi hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh sẽ lây nhiễm bệnh.

Thời gian có khả năng lây truyền bệnh cho người khác là 4 ngày trước khi những vết ban đỏ xuất hiện.

vicare.vn-benh-soi-lay-qua-nhung-duong-nao-body-2
Cơ chế lây nhiễm của bệnh sởi

3. Triệu chứng của bệnh sởi

Dấu hiệu của bệnh sởi ở người lớn hay trẻ nhỏ đều có những triệu chứng tiêu biểu như sốt, viêm đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Các triệu chứng cụ thể của từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: từ 7 - 21 ngày, chưa có dấu hiệu gì nhận biết, trừ khi đi khám xét nghiệm.
  • Giai đoạn khởi phát: thời gian từ 2 - 4 ngày, thường có triệu chứng rõ rệt như sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, ho, hắt hơi liên tục.
  • Giai đoạn toàn phát: là khi những vết ban đỏ trên bề mặt da lan rộng ra toàn thân. Ban đầu những vết ban này sẽ mọc từ đầu, cổ, thân và cuối cùng đến tay chân.

Thông thường bệnh sởi sẽ tự hết trong khoảng từ 7 - 10 ngày. Tuy nhiên nếu người có sức đề kháng yếu có thể bị biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm giác mạc, thậm chí là tử vong.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả

Hiện nay tiêm vắc xin sởi là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng ngừa bệnh sởi. Khi đã tiêm vắc xin sởi, cơ thể người sẽ ứng tạo miễn dịch giúp cơ thể không nhiễm virus sởi. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, mỗi người cần được tiêm 2 mũi vắc xin phòng ngừa sởi.

  • Mũi đầu tiên tiêm cho trẻ em từ 9 - 12 tháng tuổi.
  • Mũi thứ 2 tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Khoảng cách tốt nhất giữa 2 mũi tiêm sởi là 1 tháng.

Lưu ý, những người có phản ứng nghiêm trọng với tiêm vắc xin sởi trước đây hoặc có phản ứng với thành phần của thuốc. Phụ nữ đang mang thai, những người đang bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải AIDS không nên tiêm vắc xin sởi.

vicare.vn-benh-soi-lay-qua-nhung-duong-nao-body-3
Tiêm vắc xin phòng ngừa sởi là biện pháp hiệu quả

Để tránh lây nhiễm từ người này sang người khác, cần cách ly bệnh nhân và vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

  • Người bệnh, người chăm sóc, nhân viên y tế hay bất kỳ ai khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang.
  • Hạn chế tiếp xúc gần không cần thiết giữa người bệnh và những người khác.
  • Người bệnh cần được vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý.

Nếu bị sởi quá 10 ngày mà không có dấu hiệu của việc thuyên giảm bệnh, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm do sởi gây ra.

Xem thêm:

  • Bệnh sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em
  • Những lưu ý dành cho các bà mẹ khi tiêm vắc xin Sởi - Rubella
  • Triệu chứng bệnh sởi là gì?