Bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậu không
Trong thời gian giao mùa, sức đề kháng của cơ thể giảm, khi đó có thể bị các bệnh như sởi hay thủy đậu. Bệnh có diễn biến phức tạp với nhiều triệu chứng khá giống nhau khiến nhiều người không biết bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậu không, làm sao để phân biệt 2 bệnh này.
Bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậu không
Trong thời gian giao mùa, sức đề kháng của cơ thể giảm, khi đó có thể bị các bệnh như sởi hay thủy đậu. Bệnh có diễn biến phức tạp với nhiều triệu chứng khá giống nhau khiến nhiều người không biết bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậu không, làm sao để phân biệt 2 bệnh này.
Bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậu không?
Bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậu không? là thắc mắc của nhiều người. Do bệnh sởi và thủy đậu có một số biểu hiện khá giống nhau hơn nữa có tốc độ lây lan nhanh, cả 2 bệnh đều do virus gây ra. Chính vì vậy, có nhiều nhầm lẫn khiến việc điều trị không đúng, làm kéo dài thời gian phát bệnh thậm chí dùng nhầm thuốc có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cũng như có thể gây tử vong.
Phải chắc chắn rằng, bệnh sởi không phải bệnh thủy đậu, mỗi bệnh có thời gian ủ bệnh, phát bệnh khác nhau do đó người bệnh cần phải tìm hiểu thông tin và phân biệt chính xác để có phương hướng điều trị thích hợp.Phân biệt bệnh sởi và bệnh thủy đậu
Bệnh sởi
Thời gian ủ bệnh và phát bệnh
Bệnh sởi có thể xuất hiện quanh năm, thường xảy ra vào mùa đông xuân. Đặc biệt là lúc giao mùa, sức đề kháng của trẻ giảm do đó dễ nhiễm và lây lan bệnh.
Bệnh thường lây lan quan đường hô hấp, nhất chất tiết dịch mũi. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 10 ngày, do đó trẻ có thể dễ dàng bị lây nhiễm khi ở gần, tiếp xúc với nguồn bệnh ở những nơi công cộng, mẫu giáo, trường học.
Biểu hiện bệnh
Sốt là triệu trứng đầu tiên khi bị sởi, khi đó trẻ có thể sốt cao khoảng 39 – 40 độ C, kèm theo sổ mũi, ho khiến trẻ mệt mỏi. Sau đó, cơ thể trẻ nổi các ban đỏ, các nốt ban sẽ theo trình từ tự mặt sau đó lan xuống ngực và lan xuống toàn thân. Các nốt ban đỏ này thường nhỏ li ti, nổi mẩn trên da như rôm, ngứa ngáy khó chịu. Thường các nốt ban này sẽ nổi từ ngày thứ 3 sau khi sốt sau đó các nốt ba sẽ mất dần. khi khỏi không để lại sẹo.
Ngoài các triệu chứng sốt cao và phát ban thì trẻ có thể sẽ nổi hạch, viêm kết mạc mắt...
Các biến chứng có thể xảy ra khi bị sởi là: Viêm não, viêm phổi, mù lòa hoặc thậm chí là tử vong nếu không biết cách chăm sóc, điều trị.>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh sởi là gì?
Bệnh thủy đậu
Thời gian ủ bệnh và phát bệnh
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện từ tháng 2 sau đó kéo dài đến tháng 6, thời gian phát dịch cao điểm là tháng 3 và tháng 4, khoảng giao giữa mùa xuân và mùa hạ.
Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc qua da. Thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 10 – 14 ngày, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Biểu hiện bệnh
Khác với sởi, khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ bị sốt nhẹ khoảng 38 độ C hay sốt cao 39 – 40 độ C, biếng ăn, người mệt mỏi. Trên cơ thể xuất hiện các mụn nước trên mặt, chân tay, sau đó lan ra toàn thân. Mụn có đường kích từ 1 – 3 mm, bên trong chứa dịch trong hoặc màu đục, mụn nước giống phỏng. Khi đó người bệnh thường ngứa và muốn gãi mụn nước đó ra, khiến dịch trong mụn bắn ra, dịch đó dính ở đau thì mụn sẽ mọc ở đó. Chính vì vậy nên rất dễ bị lây nhiễm cho những người xung quanh.Nếu được chăm sóc và điều trị thì bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, sau đó các nốt mụn sẽ khô và bong vảy dần. Thường bệnh sẽ không để lại sẹo, nhưng với những nốt mụn bị bóc vảy sớm có thể để lại sẹo lõm trên da.
Qua nhưng thông tin trên chắc chắn mọi người sẽ không còn thắc mắc bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậu không? Cả 2 bệnh đều dễ điều trị nhưng cũng dễ để lại biến chứng do đó cần phải chăm sóc và điệu trị đúng cách. Với những trẻ chưa bị bệnh thì cần tiên vacxin phòng sởi cũng như thủy đậu để phòng tránh bệnh xảy ra.