Bệnh rụng tóc ở tuổi dậy thì cần lưu ý những gì?

Rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân rụng tóc ở tuổi dậy thì, ở tuổi dậy thì thì tóc có thể bị nhờn nhiều hơn do thiếu hụt oestrogen và progesteron. Trường hợp này qua tuổi dậy thì tóc sẽ không rụng nhiều.

Bệnh rụng tóc ở tuổi dậy thì cần lưu ý những gì? Bệnh rụng tóc ở tuổi dậy thì cần lưu ý những gì?

Rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân rụng tóc ở tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì thì tóc có thể bị nhờn nhiều hơn do thiếu hụt oestrogen và progesteron. Trường hợp này qua tuổi dậy thì tóc sẽ không rụng nhiều.

Bệnh rụng tóc

Bệnh rụng tóc là tình trạng tóc rụng quá nhiều. Rối loạn này có nhiều nguyên nhân, bao gồm stress sau phẫu thuật hoặc bệnh tật, thay đổi nội tiết tố (hormone tuyến giáp, Estrogen, Androgen), tác dụng phụ của thuốc, nhiễm nấm, do bệnh tật như bệnh tự miễn dịch hoặc tiểu đường, chấn thương nang tóc (quá trình uốn, duỗi, nhuộm tóc). Rụng tóc có thể là một phần của sự lão hóa bình thường (chứng hói đầu do di truyền).

Trung bình, trên đầu của mỗi người có khoảng hơn 100.000 sợi tóc và chúng đều trải qua các thời kỳ: sinh trưởng, ngừng sinh trưởng và rụng. Thời kỳ sinh trưởng kéo dài 2 - 6 năm. Lúc đó, các tế bào tủy tóc phân chia dồi dào làm tóc liên tục mọc dài ra. Tốc độ sinh trưởng của tóc khoảng 1cm mỗi tháng. Tiếp theo là thời kỳ ngừng sinh trưởng kéo dài khoảng 2 - 3 tháng, tóc không mọc dài ra và cũng không rụng đi.

Ở tuổi thành niên, có khoảng 5% số sợi tóc thuộc vào thời kỳ ngừng sinh trưởng. Khi hết vòng đời, chúng rụng đi nhưng lại được thay thế bằng một sợi khác đang mọc ra. Vào mùa xuân hay mùa thu, tóc hay bị rụng nhiều hơn. Những khi bạn nhìn thấy tóc rụng trong bồn rửa mặt, bồn tắm hay rải rác trong nhà là dấu hiệu không bình thường.

Để kiểm tra có thể làm trắc nghiệm sau: sau 3 ngày gội đầu bằng dầu gội, kẹp một lọn tóc khoảng 10 sợi giữa hai ngón tay cái, tay trỏ và kéo mạnh. Nếu có hơn hai sợ bị rụng là dấu hiệu xấu.

vicare.vn-rung-toc-tuoi-day-thi-3

Nội tiết tố là một nguyên nhân gây ra rụng tóc ở tuổi dậy thì.

Rụng tóc tuổi dậy thì

Rối loạn nội tiết tố không chỉ gặp ở độ tuổi mãn kinh mà ở giai đoạn dậy thì đây cũng là nguyên nhân rụng tóc ở người trẻ.

Ở tuổi dậy thì thì tóc có thể bị nhờn nhiều hơn do thiếu hụt oestrogen và progesteron. Trường hợp này qua tuổi dậy thì tóc sẽ không rụng nhiều.

Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể thường căng thẳng, mệt mỏi. Khi cơ thể mệt mỏi, sự chuyển hóa năng lượng, dinh dưỡng đi nuôi chân tóc chậm chạp hơn khiến cho các tế bào gốc, nang tóc không phát triển hoặc tái tạo chậm hơn so với bình thường.

Giải đáp thắc mắc quanh hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì

Bạn đọc giấu tên gửi tới bác sĩ HoiBenh thắc mắc như sau: Em là nam năm nay 16 tuổi. Hồi trước tóc em nhiều mà giờ tóc em rất thưa. Hồi trước em cũng bị rụng có 1 hoặc 3 sợi mà mấy tháng nay em rụng 10 đến 20 sợi. Em có đi khám Da liễu mà bác sĩ nói em rất bình thường không bị gì hết. Bác sĩ cũng có cho thuốc L-cystine nhưng cũng không có giảm rụng, chế độ ăn uống của em rất cân bằng mà vẫn rụng. Bác sĩ cho em hỏi cách trị thế nào ạ?

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng rụng tóc này, bác sĩ Huỳnh Văn Quang có chia sẻ như sau: "Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là Anagen có hoạt động gián phân mạnh. Tiếp theo một pha gọi là Catagen trong đó sự gián phân đột ngột ngừng lại. Rồi tiếp đến là pha nghỉ (pha ngừng lại) gọi là Telogen. Pha Telogen ở lông mày, lông mi, lông nách, lông mu kéo dài hơn ở da đầu và vùng râu cằm. Thời gian của các pha này dường như phụ thuộc vào các yếu tố tại chỗ và yếu tố di truyền. Bình thường tóc Anagen chiếm 80 - 90%, Catagen 5% và tóc Telogen 10 - 15%. Hàng ngày có 50 - 100 sợi tóc rụng, số tóc này là tóc được thay thế hàng ngày. Như vậy em không bị rụng tóc và không cần điều trị."

>>> Xem thêm: Mách bạn ngay những cách trị rụng tóc hiệu quả nhất