Bệnh rò hậu môn kiêng ăn gì?

Đối với bệnh nhân bị mắc rò hậu môn thì việc kiêng cữ trong chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng cực kỳ quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Vậy bệnh rò hậu môn kiêng ăn gì?

Bệnh rò hậu môn kiêng ăn gì? Bệnh rò hậu môn kiêng ăn gì?

Thế nào là bệnh rò hậu môn?

Rò hậu môn là bệnh được hình thành từ các khối áp xe hậu môn cũ hoặc mới. Bệnh thường xuất hiện ở 50% bệnh nhân có áp xe cạnh hậu môn.

Người bình thường sẽ có các tuyến bã nằm rải rác trong ống hậu môn. Khi những tuyến bã này bị bít tắc và nhiễm khuẩn sẽ hình thành nên một ổ áp xe. Đường rò hậu môn giống như một đường hầm nằm ở dưới da và thông từ ổ áp xe tới tuyến bã bị nhiễm khuẩn,

Đường rò hậu môn có thể xuất hiện cùng với áp xe hoặc không, cũng có thể thông với da vùng mông, da xung quanh hậu môn.

Khi mắc một số bệnh như chấn thương vùng hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng hoặc người xạ trị sau mổ ung thư cũng có nguy cơ bệnh rò hậu môn cao.

Triêu chứng của bệnh rò hậu môn

Khi có những biểu hiện dưới đây thì rất có thể bạn đã bị bệnh rò hậu môn:

  • Đau liên tục, đau nhói vùng hậu môn khi bạn ngồi xuống, di chuyển, đi tiểu hoặc ho
  • Gần hậu môn chảy dịch hôi
  • Đi đại tiện ra mủ hoặc máu
  • Sưng, đỏ quanh hậu môn và sốt cao nếu bị áp xe hậu môn
  • Khó kiểm soát cử động ruột, đi đại tiện thường xuyên
  • Bị kích ứng da quanh hậu môn
vicare.vn-benh-ro-hau-mon-kieng-an-gi-body-1

Bệnh rò hậu môn kiêng ăn gì?

Bệnh nhân mắc bệnh rò hậu môn kiêng ăn gì? Là điểu rất nhiều không may mắc chứng bệnh này quan tâm. Bởi nó chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, quá trình điều trị.

Khi bị bệnh rò hậu môn thì bạn nhất định phải kiêng những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cay nóng: Một số thực phẩm có chứa gia vị cay nóng như ót, hạt tiêu, mù tạt là nguyên nhân khiến cơ thể bị nóng, làm cho các lỗ rò hậu môn tiết ra nhiều dịch mủ, đặc sánh, có mùi hôi rất khó chịu.
  • Thực phẩm mặn: Ăn những thực phẩm nhiều muối như cà muối, dưa muối, thịt hun khói... sẽ khiến tình trạng phù nề, sưng cứng ở vùng ngoài da và xung quanh hậu môn nặng hơn. Người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, tâm lí.
  • Thực phẩm nhiều dẫu mỡ: Có thể kể đến như đồ chiên rán, mì gói, thức ăn nhanh rất không tốt cho sức khỏe. Và với bệnh nhân bị rò hậu môn cũng vậy. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ sẽ khiến cho vết thương chảy nhiều dịch mủ, mùi nặng hơn và lỗ rò hậu môn sẽ rất lâu lành.

Bênh cạnh việc nắm bắt thông tin bệnh rò hậu môn ăn gì? Bạn cũng cần phải chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng thật tốt, cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có trong táo, bắp cải, cà rốt... Đây là chất dinh dưỡng cần thiết để làm giảm triệu chứng bệnh rò hậu môn, chảy mủ, phù nề. Ngoài ra chúng còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hiệu quả, đi ngoài phân mềm, giảm đau nhức khi đại tiện.
  • Uống nhiều nước: Nước cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Bình thường mỗi ngày bạn nên cung cấp cho cơ thể 2 – 2.5 lít nước. Nước không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt đột tốt, bài tiết chất độc ra ngoài, giảm tiết dịch mủ và giảm mùi hôi từ dịch.
  • Thực phẩm giàu protein: Bệnh nhân bị rò hậu môn trong thời gian dài không điều trị kịp thời, cơ thể mệt mỏi, suy nhược vì thế rất cần phải bổ sung protein để tăng cường sức khỏe, đảm bảo hệ miễn dịch tốt nhất, ngừa bệnh tái phát.
  • Thực phẩm nhuận tràng: Một trong những triệu chứng của bệnh rò hậu môn là đau rát hậu môn đặc biệt khi đại tiện. Vì thế, bệnh nhân cần phải bổ sung ngay các thực phẩm nhuận tràng, tránh đại tiện khó, giảm cơn đau tức.

Lưu ý sau khi điều trị rò hậu môn

vicare.vn-benh-ro-hau-mon-kieng-an-gi-body-2

Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng khuyên ngoài việc quan tâm rò hậu môn kiêng ăn gì, nên ăn gì? Thì bệnh nhân cũng cần xây dựng những thói quen, lối sống lành mạnh.

  • Tuyệt đối không sử dụng đồ cay nóng
  • Không dùng đồ uống, chất kích thích, rượu, bia thuốc lá, cà phê
  • Không sử dụng đồ hải sản, để vết thương không bị ngứa
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng cách ngâm hậu môn trong dung dịch nước muối pha loãng, đặc biệt sau khi đi ngoài để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Sau khi đi vệ sinh cần lau chùi nhẹ nhàng để không làm tổn thương trầy xước, chảy máu tại hậu môn.
  • Sử dụng thuốc điều trị rò hậu môn theo sự chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Xem thêm:

  • Bệnh rò hậu môn có tái phát không?
  • Ung thư hậu môn là gì?
  • Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị