Bệnh quai bị có lây không? Lây bằng cách nào?

Tin không mấy vui cho những người thắc mắc rằng bệnh quai bị có lây không: Câu trả lời là có lây. Bệnh quai bị lây qua đường nước bọt, ăn uống, có thể gây vô sinh. Hiện nay chỉ có thể phòng bệnh quai bị bằng tiêm vắc xin và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bệnh quai bị có lây không? Lây bằng cách nào? Bệnh quai bị có lây không? Lây bằng cách nào?

Bệnh quai bị có lây không? Lây bằng cách nào?

Bệnh quai bị có lây và đường lây là đường hô hấp. Virus paramyxovirus gây bệnh quai bị có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện... Nếu người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Những hạt nước bọt chứa vi rút sống gây bệnh kích thước nhỏ (từ 5 - 100 m) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 m) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa vi rút có thể phát tán xa hơn.

Về vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần.

Bệnh dễ lây nhất trong thời gian ủ bệnh (kéo dài khoảng 18-25 ngày, trước khi biểu hiện thành các triệu chứng rõ rệt). Rất may là quai bị không tái phát, nếu đã mắc 1 lần thì cơ thể sẽ tự sinh ra miễn dịch với virus paramyxovirus (virus gây bệnh quai bị).

Triệu chứng của bệnh quai bị theo từng giai đoạn

Thời gian ủ bệnh

Kéo dài 18 đến 25 ngày, giai đoạn này hoàn toàn yên lặng không bộc lộ dấu hiệu và triệu chứng gì.

Thời kỳ khởi phát

Xuất hiện các triệu chứng sốt 38 - 38,5 độ C, nhức đầu, nôn.

vicare.vn-benh-quai-bi-co-lay-khong-body-1

Thời kỳ toàn phát

Sau sốt 24- 48 giờ, xuất hiện viêm tuyến nước bọt ở mang tai (không hóa mủ). Lúc đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia (thường sưng cả hai bên, ít gặp sưng 1 bên). Hai bên sưng thường không đối xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ), căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, ấn đau. Các dấu hiệu đi kèm:

  • Nước bọt ít, quánh.
  • Đau hàm khi há miệng, nhai hoặc nuốt. Đau lan ra tai.
  • Họng viêm đỏ.

Thời kỳ lui bệnh

Bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt hết sưng trong vòng 8-10 ngày.

Có khoảng 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh quai bị không biểu hiện triệu chứng gì. Đôi khi, bệnh quai bị qua đi mà không hay biết do tuyến mang tai không sưng.

Biến chứng của bệnh quai bị

Bệnh quai bị đối với người lớn thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như:

Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới

Thường có sốt 39-40 độ, tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh hoàn căng phù như một sợi dây thừng. Hiện tượng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

Viêm buồng trứng ở nữ giới (chiếm khoảng 5%)

Với các triệu chứng: sốt, nôn, đau bụng vùng hố chậu, biến chứng vô sinh ít gặp.

Các tổn thương thần kinh

Viêm não (chiếm khoảng 0,5% các trường hợp mắc), bệnh nhân có các dấu hiệu như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác và đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não sẽ dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.

Bệnh quai bị với phụ nữ có thai trong

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu mắc bệnh quai bị có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng. Nếu mắc bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Một số biến chứng khác

vicare.vn-benh-quai-bi-co-lay-khong-body-2

Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan hoặc xuất huyết do giảm tiểu cầu...

Cách điều trị và phòng bệnh quai bị

  • Cần hạ sốt, hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng khăn ấm.
  • Người mắc bệnh quai bị nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể thật sạch sẽ; Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
  • Vì quai bị có thể lây nhiễm nên người bệnh cần được cách ly khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh. Chú ý cho người bệnh kiêng nước lạnh, kiêng gió.
  • Chế độ nghỉ ngơi cũng rất quan trọng để bệnh nhân có thể phục hồi nhanh nhất. Người bị bệnh cần hạn chế vận động, đặc biệt ở nam giới khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau.
  • Vệ sinh răng miệng kĩ, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng. Như vậy sẽ giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
  • Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép. Chế độ ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
  • Khi xảy ra trường hợp người bệnh sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng, cần sớm đưa đến bệnh viện.

Cách phòng chống bệnh quai bị

  • Nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp và đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị (vắc xin dịch vụ, người tiêm tự chi trả kinh phí), vắc xin quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.
  • Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác.
  • Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

Xem thêm:

  • Cách điều trị quai bị an toàn bạn nên ghi nhớ
  • Bị quai bị cần và không cần kiêng gì?