Bệnh quai bị có dễ lây không và phải phòng tránh như thế nào?
Quai bị là một bệnh khá phổ biến thường phát triển vào mùa đông xuân, bệnh thường được ủ 1 vài tuần sau đó mới phát ra bên ngoài. Chính vì vậy làm sao để sớm biết bệnh quai bị, xem bệnh quai bị có dễ lây không, cũng như phòng tránh như thế nào, HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó qua những thông tin sau đây.
Bệnh quai bị có dễ lây không và phải phòng tránh như thế nào?
Quai bị là một bệnh khá phổ biến thường phát triển vào mùa đông xuân, bệnh thường được ủ 1 vài tuần sau đó mới phát ra bên ngoài. Chính vì vậy làm sao để sớm biết bệnh quai bị, xem bệnh quai bị có dễ lây không, cũng như phòng tránh như thế nào, HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó qua những thông tin sau đây.
Quai bị có dễ lây không và triệu chứng thường gặp là gì?
Bệnh quai bị có dễ lây không, theo các chuyên gia cho biết quai bị là một bệnh truyền nhiễm do siêu virus của tuyến nước bọt, tuyến mang tai gây ra. Chính vì vậy bệnh rất dễ lây nhiễm đặc biệt qua tuyến nước bọt khi tiếp xúc trực tiếp như hôn, hay tiếp xúc gián tiếp như trò chuyện... Nhưng so với bệnh thủy đậu thì khả năg lây nhiễm ít hơn. Bệnh có thể phát ra thành dịch tại một vài khu vực nhưng nó cũng có thể chỉ phát triển ở rải rác một vài cá nhân. Đối tượng thường dễ mắc bệnh nhất là ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 10 tuổi và thường dễ lây hơn do hàng ngày các em nô đùa, ăn ngủ chung tại nhà trẻ, trường học... Với người lớn thường mắc bệnh do chưa tiêm phòng và các biến chứng gây ra do bệnh thường cao hơn với trẻ nhỏ.
Các biến chứng có thể gặp phải khi bị quai bị: Viêm tuyến nước bọt, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng đây là những biến chứng rất nguy hiểm nên mọi người cần phải lưu ý và điều trị sớm khi phát hiện bệnh.
>>> Xem thêm: Bị quai bị có nguy hiểm không?
Các triệu chứng thường gặp khi bị quai bị
Bệnh quai bị thường có thời gian ủ bệnh là từ 2 – 4 tuần, sau đó bệnh sẽ có những triệu chứng như:
Khó chịu, đau đầu, đau vùng tai, khi ăn thì nhai khó. Triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày.
Bị sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40oC kèm theo triệu chứng tiết nhiều nước bọt.
Bị sưng đau tuyến nước bọt mang tai, sưng vùng má gần dưới mang tai sau một 2 ngày có thể sưng cả 2 bên má.
- Chỗ sưng không có biểu hiện bị tấy đỏ, không có mủ mà nó chỉ chỗ da vùng sưng đau bóng lên, khi ấn thì không bị lún mà cứng, khó nuốt nước bọt, cổ họng có thể đỏ.
Cách phòng tránh bệnh quai bị
Bệnh quai bị có dễ lây không là câu hỏi chung của nhiều người bởi từ đó mọi người mới ý thức được mối đe dọa và có biện pháp phòng tránh. Và như thông tin ở trên cho thấy đây là một bệnh dễ lây nhiễm chính vì vậy phòng tránh là một việc làm rất cần thiết.
Tiêm phòng vacxin: đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, từ 12 tháng tuổi trở lên là mọi người có thể cho bé tiêm phòng bệnh quai bị, với mũi tiêm này có thể phòng bệnh cho bé trong một thời gian dài hay là suốt đời.
Không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc quai bị, thì những người chưa tiêm vacxin phòng bệnh phải đi tiêm phòng bệnh quai bị ngay để giúp bản thân tránh bị nhiễm virus gây quai bị.
Nên hạn chế tiếp xúc với những người mắc quai bị. Bên cạnh đó những người bị quai bị nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người xung quanh để tránh lây bệnh cho họ.
Thường xuyên vệ sinh tai, mũi họng sạch sẽ.
- Uống nhiều nước cũng như bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng ngừa bệnh xâm nhập và có cơ hội phát triển.
Bệnh quai bị nhẹ thì có thể tự khỏi nhưng nó cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Chính vì vậy, các thông tin về quai bị có dễ lây không, cũng như các biểu hiện thường gặp khi mắc quai bị, cùng các biến chứng sẽ là yếu tố để bạn tự phòng tránh bệnh cho bản thân mình.