Bệnh quai bị cách ly bao nhiêu ngày?
Bệnh quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nó có thể khiến cho bệnh nhân bị vô sinh. Bởi vậy những bệnh nhân bị quai bị cần phải được điều trị và cách lý để hạn chế lây lan cho nhiều người. Vậy bệnh quai bị cách ly bao nhiêu ngày?
Bệnh quai bị cách ly bao nhiêu ngày?
Quai bị là một loại bệnh lây truyền, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó thường gặp ở trẻ em, người lớn ít bị hơn. Bệnh quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nó có thể khiến cho bệnh nhân bị vô sinh. Bởi vậy những bệnh nhân bị quai bị cần phải được điều trị và cách lý để hạn chế lây lan cho nhiều người. Vậy bệnh quai bị cách ly bao nhiêu ngày?
Để biết được bệnh nhân bị bệnh quai bị cần cách ly bao nhiêu ngày, trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu về tác nhân gây bệnh, nguồn truyền nhiễm và phương thức lây truyền bệnh.
Tác nhân gây bệnh quai bị
Bệnh quai bị do vi rút quai bị - Mumps virus - gây ra. Loại vi rút này có khả năng tồn tại khá lâu ngoài môi trường từ 30 - 60 ngày ở nhiệt độ từ 15 - 20 độ C. Ở nhiệt độ thấp từ - 25 đến -70 độ C, chúng có thể tồn tại được khoảng 1 - 2 năm.
Tuy nhiên chúng nhanh chóng bị tiêu diệt bởi các yếu tố sau đây:
- Nhiệt độ trên 56 độ C.
- Tác động của tia tử ngoại.
- Ánh sáng mặt trời.
- Các loại hóa chất khử khuẩn chứa clo và các chất khử khuẩn thường dùng tại bệnh viện.
Nguồn truyền nhiễm bệnh quai bị
Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm của bệnh quai bị chính là con người.
- Người bệnh trong giai đoạn khởi phát bệnh chính là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất.
- Người mang vi rút nhưng không có triệu chứng (quai bị thể tiềm ẩn) cũng là một nguồn truyền bệnh.
Trong các ổ dịch, thông thường cứ 1 người bị quai bị có triệu chứng lâm sàng thì có 3-10 người mang vi rút không có biểu hiện gì. Những người lành mang vi rút chủ yếu là những người có tiếp xúc gần với người bệnh trong thời gian ủ bệnh và phát bệnh.
Bệnh quai bị bao gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: giai đoạn này thường kéo dài từ 12 - 25 ngày, trung bình khoảng 18 ngày.
- Giai đoạn khởi phát.
- Giai đoạn toàn phát.
- Giai đoạn phục hồi.
Thời gian lây truyền bệnh: vi rút quai bị có trong nước bọt của bệnh nhân trước khi khởi phát khoảng 3 - 5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7 - 10 ngày. Đây chính là khoảng thời gian lây truyền của bệnh, trong đó nhiều nhất là trong khoảng 1 tuần quanh ngày khởi phát. Ngoài ra, vi rút quai bị cũng được tìm thấy ở trong nước tiểu của người bệnh trong vòng 2 tuần.
Phương thức lây truyền bệnh quai bị
Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút quai bị nằm trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của bệnh nhân được phát tán ra ngoài không khí khi bệnh nhân nói chuyện, khạc nhỏ, hắt hơi, ho,... Những người lành khi hít phải trực tiếp hoặc gián tiếp qua các đồ vật bị nhiễm dịch hô hấp của bệnh nhân như cốc, chén, bát, đũa,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Những hạt nước bọt chứa vi rút có kích thước nhỏ, có thể bay xa trong phạm vi khoảng 1,5m xung quanh bệnh nhân. Đặc biệt những hạt có kích thước cực nhỏ có thể bay lơ lửng trong không khí nhiều giờ ở những không gian kín, khi gặp gió, các hạt này có thể phát tán ra xa hơn.
Người bị bệnh quai bị cách ly bao nhiêu ngày?
Với những bệnh nhân bị quai bị, ngoài việc điều trị kịp thời, còn cần phải thực hiện cách ly để hạn chế lây truyền bệnh cho những người xung quanh, hạn chế khả năng bệnh bùng phát thành dịch trên diện rộng.
Với bệnh nhân bị quai bị cần thực hiện cách ly như sau:
- Đối với các trường hợp bệnh nhẹ có thể tiến hành điều trị và cách ly tại nhà.
- Bệnh nhân không được đến những nơi đông người như trường học, nơi làm việc,... trong vòng từ 7 - 9 ngày kể từ ngày phát bệnh.
- Bệnh nhân cũng cần hạn chế tiếp xúc với người khác và phải thường xuyên đeo khẩu trang.
- Các đồ dùng cá nhân, chất thải mũi họng và các dụng cụ y tế có liên quan đến bệnh nhân cần phải tiến hành khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin 2% hoặc các chất khử khuẩn khác thường dùng tại bệnh viện.
- Thời gian cách ly tối thiểu là 7 ngày sau khi bệnh khởi phát, tốt nhất nên cách ly 14 ngày.
- Sau khi hết thời gian cách ly, cần tiến hành khử khuẩn đối với không khí và các dụng cụ liên quan đến bệnh nhân có trong buồng bệnh lần cuối.
Cùng với đó cần phải quản lý người lành mang mầm bệnh bằng cách lập danh sách và theo dõi những người có tiếp xúc với bệnh nhân. Việc làm này rất cần thiết để kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh mới. Đồng thời cũng cần hạn chế tập chung đông người tại khu vực đang có người bị bệnh. Thời gian theo dõi và quản lý đối với các đối tượng này là khoảng 2 tuần, có thể kéo dài tới 3 tuần.
Để hạn chế lây lan, bệnh nhân bị bệnh quai bị cần được cách ly tối thiểu là 7 ngày, tốt nhất là 14 ngày kể từ khi phát hiện bệnh. Đồng thời cũng cần lập danh sách và theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân trong vòng 2 -3 tuần, bởi đây là những người lành mang mầm bệnh, có nguy cơ trở thành bệnh nhân mới.
Xem thêm:
- Triệu chứng quai bị có dễ dàng phát hiện?
- Quai bị kiêng gì để không gặp biến chứng?
- Bệnh quai bị có lây không? Lây bằng cách nào?