Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Bệnh Parkinson là một bệnh thần kinh xảy ra do thoái hóa một nhóm tế bào nhân xám ở đáy não, làm giảm sút một chất dẫn truyền thần kinh. Bệnh có thể tiến triển qua nhiều giai đoạn, nặng dần trong vài năm cho đến vài chục năm và đa số người bệnh ở giai đoạn cuối cùng đều bị mất khả năng vận động. Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn? Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Bệnh Parkinson là một bệnh thần kinh xảy ra do thoái hóa một nhóm tế bào nhân xám ở đáy não, làm giảm sút một chất dẫn truyền thần kinh. Bệnh có thể tiến triển qua nhiều giai đoạn, nặng dần trong vài năm cho đến vài chục năm và đa số người bệnh ở giai đoạn cuối cùng đều bị mất khả năng vận động. Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Triệu chứng bệnh Parkinson

Những người mắc bệnh Parkinson, giai đoạn đầu các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo. Người bệnh mệt mỏi, có cảm giác cứng lưng, cổ, vai, háng. Cột sống và chi có xu hướng gấp, kém mềm mại, các động tác bị chậm lại. Khi đi, cánh tay ít hoặc không đung đưa theo nhịp bước. Dần dần, bước đi ngắn lại. Tần số chớp mắt cũng giảm đi. Các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Run: Run khi nghỉ, xuất hiện khi các cơ ở trạng thái nghỉ. Dấu hiệu này biến mất khi vận động, khi ngủ. Run tăng lên khi xúc động, tập trung. Run thường xuất hiện ở các ngón tay, run có thể gặp ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.
  • Giảm động: Giảm động là triệu chứng cơ bản và xuất hiện sớm ở bệnh nhân Parkinson. Tốc độ thực hiện các động tác chậm và giảm biên độ của các động tác làm động tác trở nên nghèo nàn. Giảm động có thể gặp ở các loại hình vận động như dáng đi, nét mặt, lời nói.
  • Tư thế bị gấp: Tư thế gấp do tăng phản xạ tư thế quá mức là hiện tượng tăng trương lực cơ thuộc nhóm cơ gấp chiếm ưu thế tạo nên dáng người hơi gấp về phía trước. Mỗi lần bắt đầu ngồi dậy hoặc đi, người bệnh rất khó cử động. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong tất cả các hoạt động trong ngày như nói, viết làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
  • Ngã: Ngã là hậu quả của sự rối loạn thăng bằng và điều phối các cơ trục thân thể, rối loạn phản xạ tư thế. Hậu quả của ngã có thể làm gãy xương khiến bệnh nhân liệt giường.
  • Những triệu chứng không thuộc về vận động: Có thể xuất hiện từ rất sớm, bao gồm thay đổi về giọng nói (giọng nói nhỏ và khó nghe), rối loạn giấc ngủ, khuôn mặt ít biểu cảm, táo bón, thay đổi rối loạn cơ vòng bàng quang (mót đái liên tục, đái són, đái nhiều hoặc đái dầm ban đêm)...
vicare.vn-benh-parkinson-co-may-giai-doan-body-1

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

  • Giai đoạn 1: Run xuất hiện ở một bên cơ thể

Đây là mức độ nhẹ nhất, các biểu hiện run đều nhẹ và chưa ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày nên dễ bị bỏ qua.

Giai đoạn 2: Run cả hai bên của cơ thể

Triệu chứng run, lắc rõ hơn, dáng đi bị thay đổi do cứng cơ, khó cử động, nét mặt bắt đầu giảm sự biểu cảm. Sự tiến triển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 có thể mất vài tháng tới nhiều năm.

  • Giai đoạn 3: Giảm phản xạ và khó giữ thăng bằng

Đây được coi là giai đoạn bước ngoặt của bệnh parkinson, ở giai đoạn này người bệnh dễ té ngã và khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày. Sử dụng thuốc, kết hợp với lao động trị liệu sẽ giúp cải thiện triệu chứng.

  • Giai đoạn 4: Tổn thương hai bên, từ nhẹ đến vừa, có một vài rối loạn về tư thế dáng bộ, sinh hoạt vẫn bình thường

Người bệnh vẫn có thể tự đứng và đi được một đoạn ngắn mặc dù chức năng vận động đã bị ảnh hưởng nặng nề. Họ không thực hiện được các công việc thường ngày do cứng cơ, vận động chậm chạp và luôn cần sự hỗ trợ từ người thân.

  • Giai đoạn 5: Không thể đi lại, cần xe lăn hoặc nằm liệt giường

Đây là giai đoạn nặng nhất, các cơ bắp cứng đờ, người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào việc chăm sóc của người thân. Thuốc điều trị ở giai đoạn này ít tác dụng với bệnh.

Bệnh Parkinson có chữa được không?

Cho tới nay, y học cũng chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh Parkinson. Tuy nhiên, các thuốc điều trị có thể làm giảm triệu chứng của bệnh. Người bệnh cần đi khám để được dùng thuốc và có những tư vấn thích hợp trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Vì thế, ngay khi được chẩn đoán, cần phải sớm cải thiện các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp và vận động thể chất thường xuyên. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Sử dụng thuốc: Khi bị Parkinson, bạn cần xác định phải sử dụng thuốc cả đời. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả khi dùng đúng liều vào đúng giờ. Với levodopa bệnh nhân phải uống thành nhiều lần trong ngày và không nên dùng thuốc cùng bữa ăn có nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa...) vì sẽ làm giảm nồng độ thuốc được hấp thu.

Phẫu thuật: Ở giai đoạn cuối của bệnh Parkinson hoặc khi người bệnh không còn đáp ứng với thuốc điều trị, có thể chọn kỹ thuật kích thích não sâu với chi phí khoảng 30.000USD (~ 700 triệu đồng). Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương... đều đã thực hiện thành công phương pháp này.

vicare.vn-benh-parkinson-co-may-giai-doan-body-2

Chữa trị bệnh Parkinson không dùng thuốc

Parkinson gây ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh về sức khỏe, tâm thần của người bệnh nhưng với thuốc men kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc sau đây sẽ giúp bạn duy trì hoạt động hàng ngày.

Luyện tập thể thao kết hợp vật lý trị liệu

Các bài tập như đi bộ, tập với ghế, tập vận động thân trên và thân dưới sẽ giúp hạn chế co cứng và mất thăng bằng bằng. Người bệnh lưu ý khi đi bộ nên đi từng bước một, nhấc cao chân giống như đang bước qua vật cản phía trước, tập đi tiến, đi lùi để tăng khả năng vận động của cơ thể.

Các bài tập giúp điều tiết cảm xúc như thiền, yoga, tập hít sâu thở chậm... sẽ giúp cải thiện tâm trạng, làm giảm lo lắng, trầm cảm.

Để giảm đau, cứng đờ, người bệnh có thể tập vật lý trị liệu, massage, châm cứu... theo hướng dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu.

Chế độ ăn khoa học

Ăn uống tăng cường chất chống oxy hóa, chống viêm: Chất chống oxy hóa, chống viêm giúp ngăn chặn lão hóa, thoái hóa não, hỗ trợ làm giảm run. Nguồn dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau lá xanh, trái cây, quả hạch, cá biển...

Người bệnh Parkinson nên được bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, cá vào thực đơn hàng ngày. Bởi đây là những thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất, omega - 3 có lợi cho hoạt động của hệ thần kinh, đồng thời cải thiện tâm trạng và trí nhớ.

Cách chế biến rất quan trọng để đảm bảo không bị mất dinh dưỡng và không tạo ra các sản phẩm độc hại. Chẳng hạn, bạn nên dùng mỡ động vật để chiên rán vì chúng không bị biến tính ở nhiệt độ cao như dầu thực vật. Hoặc với các món rau, nên luộc chín tới để tránh mất vitamin.

Xem thêm:

  • Tổng quan về bệnh Parkinson và những điều cần lưu ý
  • Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh Parkinson
  • Đấm bốc để điều trị Parkinson? Làm sao để điều trị với phương pháp này?