Bệnh Parkinson có di truyền không?
Parkinson xảy ra khi các tế bào não sản sinh chất dẫn duyền thần kinh Dopamine có hiện tượng thoái hóa và chết dần. Rất nhiều yếu tố góp phần giúp bệnh Parkinson phát triển như môi trường, sự tương tác giữa các yếu tố gen và cả sự di truyền. Vậy liệu rằng người thân mắc bệnh Parkinson có thể di truyền đến thế hệ sau của gia đình?
Bệnh Parkinson có di truyền không?
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Parkinson là bệnh gì?
Parkinson là một dạng rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương dẫn đến sự suy yếu về khả năng vận động, lời nói, các chức năng khác của cơ thể. Bệnh Parkinson nằm trong nhóm bệnh rối loạn về vận động với những biểu hiện cụ thể như run rẩy, cứng cơ, chuyển động chậm chạp hay dáng đi, tư thế bất thường.
Nguyên nhân gây nên Parkinson?
Bệnh Parkinson xảy ra khi tế bào não sản sinh chất dẫn truyền thần kinh Dopamine thoái hóa và dần chết đi (chất dẫn truyền thần kinh giúp truyền dẫn tín hiệu giữa các sợi thần kinh của một số bộ phận trong não để điều khiển cử động trên các chi cơ thể).
Các triệu chứng của bệnh Parkinson
Biểu hiện ban đầu của bệnh là hiện tượng bàn tay, cánh tay hay chân bị run và thường khởi phát ở 1 bên người. Hiện tượng rung này khác với việc run do cầm nắm quá sức, chúng xuất hiện dù cả khi nghỉ và không cầm nắm. Ngoài ra, run có thể xuất hiện ở môi, lưỡi, hay cổ.
Biểu hiện của căn bệnh chính là cơ thể cử dộng chậm chạp, chân bước đi bị chậm lại và kéo lê bước, các cơ bắp bị cứng đờ, rối loạn thăng bằng dẫn đến dễ bị ngã. Với những bệnh nhân mắc chức Parkinson không được hỗ trợ điều trị kịp thời, sau thời gian dài sẽ dẫn đến các biến chứng như giảm biểu cảm nét mặt, khó điều chỉnh cơ hàm, khó khăn khi xoay trở người, rối loạn giấc ngủ, táo báo, khó viết, dáng đứng bị còng, rối loạn trí nhớ, chức năng tư duy... Bệnh nhân cũng có thể gặp thêm chứng trầm cảm, rối loạn lo lâu.
Bệnh Parkinson liệu có di truyền?
Hiện tại các nhà khoa học y khoa vẫn chưa đưa ra được căn nguyên chính xác dẫn đến Parkinson. Tuy nhiên, dựa vào các nguyên nhân đã gây bệnh, Parkinson được chia thành 4 nhóm chính, cụ thể:
- Nhóm bệnh thứ cấp hay tự phát: Là những bệnh nhân mắc Parkinson nhưng không rõ về nguyên nhân gây bệnh.
- Nhóm bệnh sơn cấp: Nguyên nhân gây bên Parkinson của nhóm này đã được nắm rõ.
- Nhóm bệnh di truyền: Nguyên nhân chính gây nên Parkinson do di truyền.
- Nhóm bệnh Parkinson kết hợp chung với các thoái hóa nhiều hệ thống.
Hầu hêt các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều không nắm rõ được nguyên nhân. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa gen và yếu tố môi trường góp phần phát triển căn bệnh. Tuy nhiên, vai trò của di truyền học cũng góp phần trong cơ chế bệnh sinh Parkinson.
Về di truyền, nếu người thân trong gia đình có ông bà, bố mẹ mắc chứng bệnh Parkinson thì họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những gia đình không mắc bệnh. Và thực tế cũng cho thấy số người mắc bệnh Parkinson do di truyền chiếm 4 – 5% trong tổng số người mắc bệnh. Con số tuy rất nhỏ nhưng người thân trong các gia đình này cũng cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. (*)
Biện pháp phòng ngừa bệnh Parkinson
Từ sự lý giải trên cho thấy, nếu gia đình có người mắc chứng bệnh Parkinson, người thân trong gia đình nên có biện pháp phòng ngừa như:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nguồn thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, chống viêm như cà chua, ớt, cần tay, rau bina, táo, chuối...Tuy nhiên phải đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, an toàn.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nông nghiệp, công nghiệp...
Nên có một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể thao nâng cao thể trạng, tinh thần luôn giữ ở trạng thái thoải mái.
Sử dụng một số loại thảo dược có tính kháng viêm, chống stress, tăng cường bảo vệ tế bào, làm chậm quá trình thoái và lão hóa tế bào thần kinh.
Khi xuất hiện những triệu chứng bệnh hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được kiểm tra chính xác bệnh.
(*) Theo trang điện tử ytevietnam