Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên ăn gì?
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng có thể gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt ở nhóm người có độ tuổi từ 20 - 50 tuổi, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Hiện tượng xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm, việc cầm máu thực sự rất khó khăn. Do đó bên cạnh việc tích cực điều trị thì việc bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên ăn gì cũng nên hết sức chú ý.
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên ăn gì?
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng có thể gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt ở nhóm người có độ tuổi từ 20 - 50 tuổi, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn. Hiện tượng xuất huyết ở dạ dày rất nguy hiểm, việc cầm máu thực sự rất khó khăn. Do đó bên cạnh việc tích cực điều trị thì việc bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên ăn gì cũng nên hết sức chú ý.
Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày
Bệnh lý loét dạ dày, tá tràng
Đây là nguyên nhân chính, chiếm 40% nguyên nhân gây xuất huyết ở dạ dày. Trong trường hợp này, xuất huyết dưới hình thức ói ra máu, đi ngoài ra phân có màu đen.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu là một trong những nguyên nhân có thể khiến dạ dày bị xuất huyết cần chú ý.
Ung thư dạ dày
Khi mắc ung thư dạ dày, toàn bộ lớp tế bào thành bảo vệ dạ dày bị hư tổn nặng nề, xuất huyết dạ dày là điều không tránh khỏi.
Hội chứng Mallory Weiss
Bệnh nhân có hiện tượng nôn nhiều, đặc biệt là sau khi uống rượu, khiến niêm mạc dạ dày bị trầy xước dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Một số nguyên nhân khác
Do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), uống nhiều bia, rượu, chế độ ăn uống không điều độ (thức ăn cay, nóng), tinh thần căng thẳng kéo dài... có thể gây bệnh xuất huyết dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày
Đau dữ dội vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn), sau đó đau lan khắp bụng dẫn tới cứng bụng, xuất hiện tình trạng toát mồ hôi lạnh, đi ngoài phân màu đen.
Nôn ra máu là triệu chứng xuất huyết dạ dày điển hình. Có thể nôn ra máu tươi (đỏ tươi) hoặc máu màu đen lẫn thức ăn do máu tụ lại ở dạ dày một thời gian sau đó mới được nôn ra ngoài.
Sắc tố da nhợt nhạt: Do xuất huyết nên dạ dày không thể chuyển hóa chất dinh dưỡng nuôi cơ thể dẫn đến bệnh nhân luôn mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt.
Thiếu máu: Xuất huyết dạ dày chảy rỉ rả hoặc ồ ạt gây mất máu, hiện tượng này kéo dài sẽ gây thiếu máu, cơ thể đổ mồ hôi đột ngột, hay bị chóng, hoa mắt và tụt huyết áp.
Tình trạng chảy máu trong dạ dày nặng có thể gây ra cơn thở dốc, co giật do thiếu oxy não, huyết áp thấp, sốt nhẹ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên tắc dinh dưỡng khi dạ dày bị xuất huyết
Giai đoạn đang chảy máu:
Kết hợp truyền dinh dưỡng đường tĩnh mạch và chế độ ăn
Ăn lỏng hoàn toàn: nước cháo, cháo loãng, sữa...
Chia nhỏ bữa ăn: 6 – 8 bữa/ngày.
Giai đoạn xuất huyết đã cầm:
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: bắt đầu ăn thức ăn lỏng rồi dần dần đặc hơn (cháo xay, súp nghiền...), bổ sung thêm vitamin, ăn rau, hoa quả mềm, ngọt.
Chia nhỏ bữa ăn: 4 – 6 bữa/ngày.
Nhiệt độ thức ăn: 40 – 50 độ C
Dạng chế biến: Hầm nhừ, nghiền nát, xay nhuyễn.
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên ăn gì, không nên ăn gì?
Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm sau:
- Nhóm chất đường bột: gạo tẻ, gạo nếp, khoai tây, khoai lang, bánh ngọt, đường, mật ong (chống viêm, làm lành tổn thương khá tốt)...
- Nhóm chất đạm: thịt nạc, cá, sữa,, sữa đậu nành...
- Nhóm chất béo: dầu thực vật (đậu nành, vừng, hướng dương...)
- Nhóm rau củ, quả: rau quả tươi, non, mềm, ít xơ sợi (bí, bầu mềm, khoai tây, quả bơ, chuối), vị ngọt.
- Thức uống: nước lọc đun sôi để nguội.
Dạng chế biến: luộc mềm, hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn.
Thực phẩm không nên dùng cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày
- Thực phẩm chế biến sẵn: các loại nước sốt, jambon, lạp xưởng, xúc xích, thực phẩm muối chua, mắm...
- Thức ăn cứng, dai, nhiều xơ sợi: thịt có gân, sụn, đậu, các loại hạt, rau già nhiều xơ, trái cây chua, cứng như: xoài, cam, ổi...
- Thực phẩm sống chưa chế biến: hải sản tươi, gỏi cá sống...
- Gia vị cay nóng: dấm, ớt, tiêu, sate, cà ri...
- Thức uống: nước có gas, rượu bia (làm mòn niêm mạc dạ dày), trà đặc, cà phê đặc, nước đá lạnh...
- Dạng chế biến: quay, rán, nướng, áp chảo...
Thói quen ăn uống hữu ích
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa nên ăn ít để dạ dày dễ tiêu hóa.
- Ăn uống điều độ, không nên ăn quá no hoặc khi quá đói mới ăn.
- Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa, ôi thiu.
- Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm cho dạ dày co bóp mạnh.
- Không ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn xong liền nằm ngay.
- Kiêng rượu bia, nước ngọt, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Ăn ngủ đúng giờ.
Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày sau khi ra viện
- Tránh để người bệnh thức khuya
- Tránh mọi sự lo lắng, stress.
- Không tự ý cho người bệnh dùng thuốc đặc biệt là các thuốc giảm đau, chống viêm.
- Tiếp tục uống thuốc theo đơn thuốc ra viện của bác sĩ
- Tái khám theo lịch hẹn.
- Theo dõi các dấu hiệu: đau bụng vùng thượng vị, đi ngoài phân đen, người mệt mỏi tăng dần, thì cần phải đi khám ngay vì có thể là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày tái phát.
Xem thêm:
- Bị bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
- Gợi ý thuốc điều trị xuất huyết dạ dày