Bệnh nhân ung thư màng phổi có thể sống được bao lâu?

Khi nhắc đến ung thư màng phổi là nhiều người thường nghĩ ngay đến cái án tử đang treo cận kề và có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Thông thường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân mắc căn bệnh này khó có thể kéo dài thời gian sống hơn một năm.

Bệnh nhân ung thư màng phổi có thể sống được bao lâu? Bệnh nhân ung thư màng phổi có thể sống được bao lâu?

Khi nhắc đến ung thư màng phổi là nhiều người thường nghĩ ngay đến cái án tử đang treo cận kề và có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Thông thường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh nhân mắc căn bệnh này khó có thể kéo dài thời gian sống hơn một năm. Nhưng với công nghệ y khoa hiện nay, thời gian sống của người mắc bệnh này có thể kéo dài hơn rất nhiều.

Phát hiện sớm ung thư màng phổi có thể kéo dài thời gian sống

Cũng giống như các căn bệnh ung thư ác tính khác, ung thư màng phổi sẽ có nhiều cơ hội điều trị khỏi khi được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Để nhận biết được các dấu hiệu của bệnh có thể thông qua các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Về các triệu chứng lâm sàng giai đoạn đầu, người bệnh sẽ rất khó nhận biết bởi thường không có các dấu hiệu đặc trưng. Bệnh phát triển một cách âm thầm và không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Và đây cũng chính là lý do khiến thời gian sống trung bình của bệnh nhân thường rất thấp. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh khi có các triệu chứng giai đoạn muộn như ho khan, ho có đờm trắng, ho có đờm lẫn máu, khàn tiếng, khó thở, mặt sưng, đau cổ, đau ngực,...
vicare.vn-benh-nhan-ung-thu-mang-phoi-co-the-song-duoc-bao-lau-body-1

Các triệu chứng lâm sàng được phát hiện khi bệnh nhân được tiến hành các xét nghiệm kiểm tra tại bệnh viện, cụ thể là thông qua chụp X – quang và chọc hút thăm dò. Các trường hợp mắc bệnh khi chụp X - quang lồng ngực sẽ thấy có một bóng mờ ở đáy ngực hay ở một góc của ổ màng phổi, hoặc đó cũng có thể là một vết đen điển hình của hiện tượng tràn dịch - khí chiếm gần hết một nửa ngực khiến tim bị đẩy lệch sang một bên gây ra triệu chứng khó thở. Ngoài ra, khi ung thư di căn màng phổi đã ở mức độ nhiều thì sẽ có hiện tượng dịch tiết và glucose giảm.

Khi tiến hành chọc hút thăm dò tại nơi có tiếng gõ đục nhất, dịch sẽ có màu vàng chanh rồi sau đó nhanh chóng chuyển thành màu đỏ. Đó là giai đoạn đầu còn nếu đã vào giai đoạn muộn thì ung thư màng phổi sẽ có thể được chẩn đoán dễ dàng hơn khi có hiện tượng tràn máu, thậm chí còn có thể tìm thấy tế bào ung thư.

Bệnh ung thư loại này có tiên lượng rất xấu khi đã có hiện tượng di căn đến các hạch bạch huyết trung thất, di căn sang bên đối diện hoặc tế bào ung thư đã đến cột sống. Lúc này, các bộ phận khác trên cơ thể có thể bị ảnh hưởng rất nhiều dẫn đến tình trạng suy sụp toàn thân. Khi đến giai đoạn tràn máu liên tục thì thời gian sống của bệnh nhân thường được chẩn đoán không kéo dài quá một năm. Vậy bệnh này có thể điều trị khỏi được hay không?

Phương pháp điều trị ung thư màng phổi

Đối với các bệnh nhân phát hiện ung thư màng phổi ở giai đoạn sớm thì có thể điều trị khỏi nhờ vào phương pháp bằng phẫu thuật hoặc kết hợp hóa - xạ trị. Còn những trường hợp bệnh đã tiến đến giai đoạn muộn thì sẽ được áp dụng điều trị bằng các phương pháp toàn thân như điều trị đích, hóa chất.

Phương pháp được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay là điều trị trúng đích. Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc hoặc các chất có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư thông qua việc tác động vào các phân tử đặc hiệu cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của khối u. Hai nhóm thuốc được dùng trong phương pháp này là các thuốc thuộc loại phân tử nhỏ và kháng thể đơn dòng. Nhóm thuốc phân tử nhỏ (gồm các chất ức chế tyrosine-kinase như Gefitinib, Erlotininib,...) dùng để điều trị bước 1 với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn có đột biến EGFR (là một thụ thể yếu tố phát triển biểu mô).
vicare.vn-benh-nhan-ung-thu-mang-phoi-co-the-song-duoc-bao-lau-body-2

Chọc hút dịch màng phổi.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, các loại thuốc của phương pháp điều trị đích lại không có tác dụng với các đột biến tại exon 20. Do đó, điều trị bằng hóa chất sẽ là phương pháp thứ hai được áp dụng với các trường hợp này. Bệnh nhân áp dụng điều trị hóa chất phải có thể trạng khỏe, ung thư biểu mô tuyến không có đột biến EGFR hoặc không rõ tình trạng đột biến,... Phác đồ điều trị hóa chất thường dùng là sự đồ phối hợp giữa platinum (gồm có Cisplatin, Carboplatin) với nhóm Taxane (Docetaxel, Paclitaxel), Etoposid, Gemcitabine, Pemetrexed, Vinorelbine,...

Như vậy, thời gian sống của các bệnh nhân mắc ung thư màng phổi dài hay ngắn còn tùy thuộc vào việc phát hiện bệnh muộn hay sớm, kết quả điều trị tốt hay xấu của từng bệnh nhân. Do đó, hãy thường xuyên đi khám sức khỏe để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, hạn chế được những căn bệnh không đáng có nhé!

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.