Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì?

Tại các nước đang phát triển chỉ có 10-20% người bệnh suy thận giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn này cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì? Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì?

Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 1,5 triệu người bị suy thận giai đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận và số lượng người này ước đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.

Tại các nước đang phát triển chỉ có 10-20% người bệnh suy thận giai đoạn cuối được điều trị thay thế thận. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn này cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe.

Suy thận giai đoạn cuối là gì?

Suy thận giai đoạn cuối (end stage renal disease, ESRD) là bệnh thận mạn giai đoạn 5. Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh thận mạn với chức năng thận suy giảm nặng, cụ thể là mức lọc cầu thận (GFR) dưới 15 mL /ph/1,73 m2, biểu hiện bằng hội chứng urê máu. Tình trạng này sẽ gây tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị thay thế thận.

vicare.vn-benh-nhan-suy-giai-doan-cuoi-nen-gi-body-1
Theo NKF- KDOQI, 2002

Biến chứng của suy thận giai đoạn cuối

Suy thận giai đoạn cuối có biểu hiện của hội chứng urê huyết bao gồm nhiều rối loạn gây ra biểu hiện cụ thể trên lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân như:

  • Tăng hoặc giảm natri máu
  • Tăng kali máu, ít gặp giảm kali máu
  • Rối loạn calci và phospho
  • Rối loạn chu chuyển xương
  • Bệnh nhân có triệu chứng tiểu đêm, dễ thiếu nước và muối nếu hạn chế quá mức hoặc dễ giảm natri huyết thanh nếu uống quá nhiều nước.
  • Lượng acid bài tiết bị khống chế trong khoảng hẹp từ 30-40 mmol/ngày, nên bệnh nhân dễ bị toan chuyển hóa.
  • Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong ở mọi giai đoạn của bệnh thận mạn, nhất là khi người bệnh đến giai đoạn cuối. Một số bệnh lý tim mạch thường gặp ở suy thận giai đoạn cuối như: Tăng huyết áp và dày thất trái, suy tim sung huyết, viêm màng ngoài tim, bệnh mạch máu.
  • Suy thận giai đoạn cuối gây ra một số rối loạn về huyết học như thiếu máu, rối loạn đông máu và rối loạn chức năng bạch cầu.
  • Rối loạn tiêu hóa và dinh dưỡng gây ra chán ăn, buồn nôn và nôn. Việc ăn giảm đạm sẽ giúp giảm những triệu chứng này, tuy nhiên sẽ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
  • Rối loạn thần kinh cơ như rối loạn giấc ngủ, đau đầu, lơ mơ, nói sảng, hôn mê, hội chứng chân không nghỉ, chuột rút...

Suy thận giai đoạn cuối còn gây ra rối loạn về nội tiết như:

  • Ở bệnh nhân nữ, giảm estrogen gây rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng thụ thai và dễ sảy thai, nhất là khi mức lọc cầu thận giảm còn 40 ml/ph, chỉ có 20% sản phụ của thể sinh được con còn sống và ngược lại, thai kỳ sẽ đẩy nhanh tiến triển của suy thận.
  • Ở bệnh nhân nam, giảm nồng độ testosteron, rối loạn tình dục, và thiểu sản tinh trùng.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì?

Chế độ ăn có vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối:

  • Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn ít natri, phốt pho và kali theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nên ăn thực phẩm chứa tinh bột như khoai lang, khoai sọ, miến dong; chất đường có trong đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt; chất béo (ưu tiên chất béo từ thực vật). Cùng với đó người bệnh nên bổ sung canxi (sữa) và bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic...).

vicare.vn-benh-nhan-suy-giai-doan-cuoi-nen-gi-body-2
  • Nếu bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo và điều trị ba lần mỗi tuần thì sẽ cần phải hạn chế nghiêm ngặt kali, natri, phốt pho và lượng chất lỏng vào cơ thể. Ngoài ra cũng có thể cần phải hạn chế lượng protein nạp vào.

Một số thực phẩm bệnh nhân cần giới hạn trong chế độ dinh dưỡng của mình như thịt nạc, thịt gà, cá, tôm; sản phẩm sữa, đậu, ngũ cốc nguyên hạt đặc biệt là gạo lứt; một số đồ uống như coca cola, bia.

  • Nếu bị tiểu đường, hãy gặp chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch ăn kiêng giúp bệnh nhân tránh các chất dinh dưỡng cần hạn chế, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Khi bệnh nhân thực hiện lọc màng bụng, một số dextrose (một loại đường) được đưa vào cơ thể. Cần nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bệnh nhân về vấn đề này để được quản lý lượng đường trong máu khi làm thủ thuật.

Suy thận giai đoạn cuối cần tránh những loại thực phẩm nào?

Theo Ths. BS Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), tất cả các thức ăn có chứa nhiều muối (natri) và kali sẽ tăng khả năng tích trữ nước, làm tăng gánh nặng thải độc của thận (bị suy thận vốn đã làm khả năng thải độc giảm mạnh). Vì thế, nhóm thực phẩm giàu kali/nhiều muối mặn hoàn toàn không được khuyến cáo cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

  • Bệnh nhân cần tránh ăn nước mắm, muối, mì ăn liền, đồ hộp mặn, trứng muối, cá biển...
  • Cần tránh một số loại hoa quả giàu kali như đu đủ, chuối, nho, đào... . Một số loại sữa có ghi lượng kali trên nhãn mác cũng cần được tham khảo trước khi dùng.

Duy trì sức khỏe bằng lối sống khoa học

  • Kiểm soát cân nặng: Tham khảo ý kiến bác sĩ về cân nặng phù hợp của bệnh nhân để được lập một kế hoạch giảm cân nếu cần thiết.
  • Tập thể dục theo chỉ dẫn: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn quản lý các tình trạng xảy ra với ESRD, chẳng hạn như huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn và giảm táo bón. Bệnh nhân cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về kế hoạch tập thể dục tốt nhất.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá: Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần hạn chế rượu bia và không được hút thuốc. Nicotine và các hóa chất khác trong thuốc lá và xì gà có thể gây tổn thương phổi và thận.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm vắc-xin: Viêm phổi, cúm và viêm gan có thể gây hại nhiều hơn hoặc có nhiều khả năng xảy ra khi bị suy thận giai đoạn cuối. Vắc-xin làm giảm nguy cơ nhiễm các vi-rút. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề tiêm các vắc-xin này.

Do suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, không biểu hiện triệu chứng đến giai đoạn cuối, nên bệnh nhân cần được phát hiện sớm đặc biệt ở 3 đối tượng nguy cơ cao là người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, và gia đình có người bệnh thận. Các đối tượng này cần được làm xét nghiệm tầm soát định kỳ hàng năm và tích cực điều trị sớm tránh bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối.

Xem thêm:

  • Bệnh suy thận là gì và bệnh suy thận có mấy giai đoạn?
  • Chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh gút kèm suy gan, thận