Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường có nên phẫu thuật không?
Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường tác động đến thị giác và có thể gây ra mờ mắt. Vậy, bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường có nên phẫu thuật không? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời dưới đây!
Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường có nên phẫu thuật không?
Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường tác động đến thị giác và có thể gây ra mờ mắt. Vậy, bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường có nên phẫu thuật không? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời dưới đây!
Đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là protein và nước, nằm sau tròng đen và đồng tử, hoạt động như một ống kính máy ảnh. Nơi đây tập trung ánh sáng vào võng mạc phía sau mắt, điều chỉnh độ hội tụ của mắt, cho phép chúng ta nhìn rõ ràng hình ảnh ở xa hay gần.
Khi các protein cấu tạo nên thủy tinh thể tụ tập lại thành từng đám, làm cản trở các tia sáng lên võng mạc khiến thị lực bị suy giảm được gọi là đục thủy tinh thể. Theo thời gian, vùng đục thủy tinh thể càng phát triển lớn hơn khiến bạn khó nhìn hơn.
Ở những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh đục thủy tinh thể thường xảy ra do hàm lượng sorbitol (một loại đường hình thành từ glucose) dư thừa, tạo thành cặn trong thủy tinh thể.
Theo kết quả cá thống kê, những người bị đái tháo đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn so với người bình thường 1,6 lần và thường xuất hiện ở bệnh nhân bị đái đường type 1.
Các triệu chứng của đục thủy tinh thể?
Hầu hết đục thủy tinh thể phát triển chậm và không cản trở thị lực sớm. Tuy nhiên, theo thời gian, đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn.
Các dấu hiệu chính của đục thủy tinh thể lúc này là:
- Nhìn mờ, cảm giác như có một lớp sương mù trước mắt.
- Nhìn đôi (song thị), nhìn thấy 2 hình ảnh cùng một lúc do ánh sáng đi qua thủy tinh thể bị tán xạ.
- Xuất hiện những đốm nhỏ, vệt đen trước tầm nhìn.
- Mọi hình ảnh đều có thêm màu vàng nhạt trong khi các màu sắc bắt mắt khác như đỏ, cam... có thể bị giảm bớt.
- Việc đọc có thể khó khăn hơn do mắt nhìn mờ, giảm sự tương phản với chữ, đồng thời, mắt sẽ rất nhanh bị nhức mỏi khi đọc sách báo, xem tivi quá lâu.
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng có thể khiến bạn khó khăn hơn trong việc lái xe vào ban đêm do ánh sáng chói từ đèn pha của của các xe đi ngược chiều
- Trong một số ít các trường hợp, phần mống mắt thay vì có màu đen hoặc nâu của mắt bình thường thì sau khi thủy tinh thể bị đục, mống mắt sẽ bị một vết trắng đục hoặc hơi vàng. Tầm nhìn của người bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn phân biệt được sáng và tối.
Đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường thường tiến triển nhanh hơn so với người bình thường do đái tháo đường gây tổn thương nghiêm trọng các mạch máu ở mắt. Với người bình thường, sau vài năm mắc bệnh thị lực mới suy giảm, nhưng với người bệnh đái tháo đường, thị lực của người bệnh sẽ suy giảm nhanh, có thể chỉ trong vòng vài tháng.
3. Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường có nên phẫu thuật?
Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường có nên phẫu thuật không là thắc mắc của nhiều người. Cần đi khám mắt định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh đục đục thủy tinh thể. Nếu chỉ bị đục thủy tinh thể nhẹ thì chỉ cần đeo kính và uống các loại thuốc hạn chế tiến triển của đục thủy tinh thể. Ở những trường hợp đục thủy tinh thể do đái tháo đường nặng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn thì cần phải phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Như vậy, bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường nên phẫu thuật nếu bệnh ảnh hưởng nặng đến tầm nhìn
Trước khi thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường uống thuốc để điều chỉnh lượng đường huyết. Sau khi đường huyết ổn định, bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật. Đây là một bước rất quan trọng để hạn chế biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Phẫu thuật đục thủy tinh thể là phẫu thuật nhỏ và không cần gây mê. Phẫu thuật diễn ra nhanh chỉ trong vòng 5 – 10 phút, không gây chảy máu vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể phẫu thuật nếu có chỉ số đường huyết tốt.
4. Lưu ý sau phẫu thuật đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường
Về nguyên tắc cả người bị bệnh đái tháo đường lẫn người bình thường đều phải giữ vệ sinh nghiêm ngặt sau mổ. Tuy nhiên, bệnh nhân bị đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng mắt hơn sau phẫu thuật, vì vậy nếu thực hiện phẫu thuật thay thủy tinh thể, người bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăm sóc mắt sau phẫu thuật để tránh nhiễm trùng mắt.
Người bệnh cần đeo kính bảo hộ trong 3 đến 5 ngày sau phẫu thuật và chú ý tránh khói bụi, dầu gội, hóa chất... vương vào mắt.
Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh thì người bệnh sau phẫu thuật cần tránh chơi những môn thể thao như bóng chuyền, bóng đá, cầu lông... để tránh tình trạng cầu đập vào mắt làm sai lệch thủy tinh thể.
Sau mổ bệnh nhân cũng nên hạn chế các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia ...
Với những người bệnh đái tháo đường, để hạn chế biến chứng đục thủy tinh thể, người bệnh cần giữ cho đường huyết ổn định bằng cách: có chế độ ăn uống hợp lý, chế độ luyện tập và dùng thuốc thường xuyên, điều độ.
Bên cạnh đó, khi trời nắng mọi người nên tránh nắng, ra đường nên đeo kính râm chống tia UV vì chính tia tử ngoại cũng làm ảnh hưởng, làm tăng độ đục thủy tinh thể...
Xem thêm:
- Phẫu thuật đục thủy tinh thể
- Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu về thuốc nhỏ mắt điều trị đục thủy tinh thể