Bệnh nha chu có thể lây lan, gây mất răng như chơi

Bệnh nha chu là một trong những bệnh răng miệng thường gặp và có thể gây mất răng cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Nắm bắt được những thông tin về bệnh sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như nhận biết và chữa trị kịp thời nhằm bảo vệ răng miệng và sức khỏe.

Bệnh nha chu có thể lây lan, gây mất răng như chơi Bệnh nha chu có thể lây lan, gây mất răng như chơi

Bệnh nha chu là gì?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng với chức năng chính là chống đỡ và giữ răng trong xương hàm.

Bệnh nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mô nướu mãn tính và mô nâng đỡ của răng do sự phát triển của vi khuẩn.

Bệnh viêm nha chu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cuộc sống của người bệnh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng do xương và các mô liên kết quanh chân răng bị phá hủy.

vicare.vn-benh-nha-chu-co-lay-lan-gay-mat-rang-nhu-choi-body-1

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là do vi khuẩn trong mảng bám vôi răng khi vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Mảng bám sẽ tích tụ ở nướu và chân răng gây kích thích nướu, làm nướu viêm đỏ, sưng và dễ chảy máu.

Khi mảng bám chuyển thành cao răng bám cứng trên răng thì nướu sẽ bị viêm nặng hơn tiến triển thành viêm nha chu nặng.

Bên cạnh đó, một số tác nhân làm tăng nguy cơ và khiến cho bệnh nha chu nặng hơn như là: lười vệ sinh răng miệng, hút thuốc, bệnh tiểu đường, bệnh AIDS, bệnh ung thư hay phụ nữ đang mang thai, trẻ đang mọc răng, thiếu dinh dưỡng...

Triệu chứng của bệnh nha chu

Triệu chứng của bệnh nha chu thường trải qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn viêm nướu và giai đoạn viêm nha chu.

Ở giai đoạn viêm nướu, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng như:

  • Ở chân răng thấy có mảng bám.
  • Nướu có màu đỏ thẫm và sưng to.
  • Dễ bị chảy máu chân răng khi đánh răng, thậm chí máu tự chảy mà không có tác động nào.

Ở giai đoạn viêm nha chu, biểu hiện của bệnh là:

  • Nướu chảy máu sau khi đánh răng
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Nướu bị sưng đỏ, mềm và tụt xuống, không bám chắc vào chân răng.
  • Có mủ chảy ra ở chân răng.
  • Khó ăn khi ăn và nhai
  • Răng lung lay hoặc thưa ra.
vicare.vn-benh-nha-chu-co-lay-lan-gay-mat-rang-nhu-choi-body-2

Bệnh nha chu có lây không?

Bệnh nha chu là bệnh do vi khuẩn gây ra nên nó có thể lây lan từ người này sang người khác được. Bệnh thường lây lan qua đường nước bọt khi có tiếp xúc nước bọt với người bệnh như hôn hay nói chuyện trực tiếp hoặc dùng chung bàn chải đánh răng, nước súc miệng và đồ dùng cá nhân có chứa nước bọt của người bệnh.

Bệnh nha chu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm nha chu là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh nếu không được điều trị sớm và hiệu quả sẽ phá hủy các mô nâng đỡ răng gây mất răng và nhiễm trùng lan rộng.

Ngoài ra, nếu để bệnh kéo dài nhiều ngày, nhiễm trùng có thể xâm nhập vào các mạch máu ở mô chân răng và gây các biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Đau vùng thái dương.
  • Mắc bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp
  • Biến chứng tiểu đường, viêm khớp, hen phế quản
  • Đột quỵ và mắc các bệnh lý mạch vành.
  • Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu nếu không được chữa trị còn có nguy cơ sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân.

Vì vậy, khi có những biểu hiện của bệnh viêm nha chu thì người bệnh nên chủ động thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả để hạn chế những biến chứng của bệnh đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Cách chữa viêm nha chu răng hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều cách chữa viêm nha chu răng, tùy vào từng tình trạng của bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp và hiệu quả như: cạo nha chu răng đối với trường hợp bệnh nhẹ; những trường hợp nướu lợi hoặc niêm mạc nướu có ổ mủ (áp-xe) sẽ có chỉ định điều trị khẩn cấp; nhổ răng nếu không thể giữ được; cố định răng nếu răng bị lung lay; thực hiện phục hình tạm thời nếu cần thiết; dùng thuốc sát khuẩn, chống viêm; điều trị phẫu thuật khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng dấu hiệu của bệnh vẫn không thuyên giảm.

vicare.vn-benh-nha-chu-co-lay-lan-gay-mat-rang-nhu-choi-body-3

Đối với các loại thuốc dùng để chữa viêm nha chu bao gồm:

  • Các dung dịch súc miệng: giúp vệ sinh, làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.
  • Nhóm thuốc giảm đau được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau do viêm nha chu gây ra.
  • Nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm nha chu để tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ ở răng miệng.
  • Nhóm thuốc corticosteroid có tính kháng viêm mạnh giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau của bệnh viêm nha chu.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh nha chu là do bác sĩ chỉ định sau khi nắm bắt được tình trạng bệnh cụ thể. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bôi chữa viêm nha chu về dùng có thể sẽ khiến cho bệnh nặng hơn và nguy hiểm hơn. Bên cạnh đó, đối với những người có tiền sử viêm loét dạ dày thì không được sử dụng thuốc giảm đau aspirin và nhóm thuốc corticosteroid.

Ngoài việc chữa trị bằng thuốc tây y, người bệnh có thể áp dụng chữa viêm nha chu bằng một số bài thuốc nam.

Một số bài thuốc nam chữa viêm nha chu hiệu quả

Theo Đông y, nguyên nhân gây viêm nha chu là do vị hỏa tích kết hợp với phong nhiệt gây bệnh cấp tính và lâu ngày làm vị âm hư và thận âm hư, tân dịch cũng bị suy giảm, hư hỏa bốc lên... gây bệnh mãn tính.

Để chữa viêm nha chu bằng thuốc nam cần phải điều trị theo từng nguyên nhân và tình trạng bệnh.

Ở thể cấp tính thì phương pháp chữa trị phải sơ phong thanh nhiệt, tiêu thũng. Dùng một trong số các bài thuốc nam như:

  • Bài 1: thăng ma 4g, hoàng liên 8g, đan bì 8g, tsinh địa 20g, kim ngân hoa 16g, ngưu bàng tử 12g, liên kiều 16g, bạc hà 8g. Sắc uống.
  • Bài 2: ngưu bàng 12g, hạ khô thảo 12g, bạc hà 6g, xích thược 8g, kim ngân 20g, sơn chi 12g, xuyên sơn giáp 6g, liên kiều 20g, tạo giác thích 20g. Sắc uống.
  • Bài 3: ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 16g, bạc hà 8g, bồ công anh 20g, hạ khô thảo 16g, tạo giác thích 8g. Sắc uống.

Ở thể mãn tính thì nguyên tắc điều trị phải dưỡng âm thanh nhiệt. Dùng một trong số các bài thuốc sau:

  • Bài 1: sinh địa 32g, chi tử 8g, hoàng liên 3g, tri mẫu 6g, thạch cao 20g, hoàng cầm 6g, huyền sâm 32g, thục địa 32g. Sắc uống.
  • Bài 2: thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đan bì 8g, tri mẫu 8g, ngọc trúc 12g, hoàng bá 8g, bạch thược 12g, thăng ma 12g, kỷ tử 12g. Sắc uống.
  • Bài 3: huyền sâm 12g, sinh địa 12g, quy bản 12g, sa sâm 12g, bạch thược 8g, kim ngân hoa 16g, kỷ tử 12g, ngọc trúc 12g. Sắc uống.

Ngoài việc chữa trị hiệu quả, kịp thời thì mọi người có thể áp dụng cách phòng tránh bệnh nha chu bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng định kỳ từ 6 tháng - 1 năm/lần, cần tránh hút thuốc và nên đi khám răng đều đặn...

Xem thêm:

  • Viêm nha chu/chảy máu chân răng - căn bệnh nguy hiểm thầm lặng
  • Viêm nha chu: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh
  • Bị viêm lợi: Mất răng như chơi, dễ gặp biến chứng nặng