Bệnh nấm ở bộ phận sinh dục nữ có lây cho bạn tình không?
Nấm sinh dục là một bệnh phụ khoa khá phổ biến ở cả nam và nữ, đặc biệt là gây khó chịu và ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của chị em nhất là trong các cuộc “yêu”. Rất nhiều chị em băn khoăn không biết bệnh nấm sinh dục có lây sang bạn tình hay không và làm thế nào để phòng tránh cho bạn đời của mình.
Bệnh nấm ở bộ phận sinh dục nữ có lây cho bạn tình không?
Nấm sinh dục là một bệnh phụ khoa khá phổ biến ở cả nam và nữ, đặc biệt là gây khó chịu và ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của chị em nhất là trong các cuộc “yêu”. Rất nhiều chị em băn khoăn không biết bệnh nấm sinh dục có lây sang bạn tình hay không và làm thế nào để phòng tránh cho bạn đời của mình.
Bệnh nấm sinh dục là gì?
Bệnh nấm sinh dục là căn bệnh phổ biến, nguyên nhân phổ biến gây ra là do bào tử nấm Candida albicans. Candida albicans sống tự nhiên trong âm đạo cùng với vi khuẩn, Candida duy trì sự cân bằng tự nhiên trong âm đạo. Khi sự cân bằng này có thể bị phá vỡ. Nấm có thể bắt đầu tăng sinh quá mức và gây nhiễm viêm nhiễm ở âm đạo.
Nguyên nhân gây bệnh bệnh nấm ở bộ phận sinh dục nữ
- Thường xuyên vệ sinh âm đạo bằng xà phòng, các dung dịch vệ sinh có độ PH cao gây mất cân bằng độ PH trong âm đạo.
- Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, các thuốc chứa steroit.
- Áp lực và căng thẳng.
- Nếu bạn bị tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch, bạn có thể có thể có nguy cơ cao bị nhiễm trùng âm đạo.
Triệu chứng khi nhiễm nấm sinh dục
- Bệnh nhân thường ngứa nhiều, nóng rát trong và xung quanh âm đạo.
- Đau rát khi tiểu tiện và khi quan hệ.
- Ra nhiều dịch âm đạo trắng đục, đặc như pho-mat, có mùi hôi.
- Môi và thành âm đạo sưng đỏ.
Cách chẩn đoán và điều trị
Khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh, bạn hãy đến các cơ sở y tế để xét nghiệm. Hiện nay đã có các phác đồ chữa trị hữu hiệu các loại viêm nhiễm do nấm.
Nữ giới thường được chỉ định dùng thuốc dạng kem thoa, thuốc rửa và viên đặt âm đạo: Thuốc Fluconazole với liều 150mg, uống 1 lần duy nhất hoặc uống itraconazole uống liều 200mg uống 1 lần/ngày, uống trong 3 ngày. Phối hợp với thuốc đặt âm đạo như miconazole 200mg đặt 1 viên trước khi đi ngủ hoặc clotrimazole 200mg, đặt 1 viên trước khi ngủ trong 3 ngày. Những triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo thường biến mất sau từ 2 đến 3 ngày điều trị.
Nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi các triệu chứng đã khỏi hẳn. Đối phương cần điều trị nếu anh ấy cũng có những triệu chứng tương tự.
Tác hại của bệnh nấm sinh dục đối với chị em phụ nữ
Phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm sinh dục có nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm.
Nhiều trường hợp nấm men xâm nhập vào máu di chuyển tới các bộ phận khác của cơ thể như phổi, van tim, gan gây nhiễm nấm candida xâm lấn. Tình trạng này có thể gây nhiễm trùng ở các bộ phận khác nhau của cơ thể như viêm màng não, viêm thực quản và viêm nội nhãn. Trong các trường hợp khác, nhiễm nấm men Candida có thể gây nhiễm trùng candida máu.
Khi bị nấm sinh dục có thể lây mầm bệnh cho bạn tình không?
Bệnh nấm sinh dục là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì thế, đối phương của bạn có thể mắc các bệnh nam khoa như viêm nấm bao quy đầu, viêm nhiễm ở dương vật...
Quan hệ khi bị bệnh nấm sinh dục có khiến viêm nhiễm trầm trọng hơn?
Khi sinh hoạt tình dục, các động tác giao hợp và sự cọ sát mạnh của dương vật vào thành âm đạo có thể làm các vết thương, vùng viêm nhiễm ở thành âm đạo loét rộng hơn, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Đây chính là lý do vì sao các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ bị nấm sinh dục không nên quan hệ, ngay cả khi có sử dụng bao cao su.
Khi quan hệ nhiều, bệnh tình sẽ trở nên trầm trọng hơn. Các vi khuẩn, nấm... có thể di chuyển sâu vào những bộ phận sinh sản khác gây viêm cổ tử cung, viêm tử cung viêm vòi trứng... Nếu không chữa trị sớm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, dễ tái phát khi vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi.
Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa không khó chữa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không kiêng quan hệ tình dục theo lời khuyên của bác sĩ, bệnh có thể tái diễn trở lại. Bệnh tái diễn nhiều lần sẽ làm xáo trộn cuộc sống gia đình và làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Cần làm gì để phòng tránh bệnh nấm sinh dục?
Để phòng tránh bệnh nấm sinh dục và không phải băn khoăn về vấn đề nấm sinh dục có nên quan hệ chị em cần lưu ý những điều sau đây:
- Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân. Nếu thấy vùng kín có những thay đổi bất thường như khí hư ra nhiều có màu sắc bất thường, nóng rát, ngứa ngáy âm hộ, tiểu buốt, đau bụng dưới... chị em nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đảm bảo luôn khô thoáng để hạn chế sự gia tăng của vi khuẩn gây hại.
- Khi vệ sinh vùng kín không nên thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo để tránh làm tổn thương âm đạo. Chị em không nên lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ dưỡng ẩm da vùng kín và loại có tính sát khuẩn cao.
- Nên chọn loại quần lót vải cotton, không mặc quần lót quá chật và không có độ thấm hút tốt vì có thể làm vùng kín bị bí bách, dễ mắc nấm âm đạo.
- Sử dụng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng. Trong những ngày kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên tối đa là 6h/1 lần để tránh giúp vi khuẩn xâm nhập ngược vào âm đạo.
- Hạn chế quan hệ tình dục khi thấy vùng kín có nhiều dấu hiệu không bình thường.
Xem thêm:
- Tìm hiểu Bệnh trùng roi... và nấm candida đường sinh dục ở phụ nữ
- Nấm ở bộ phận sinh dục nam biểu hiện và cách điều trị