Bệnh nấm miệng là gì?
Nấm miệng (hay còn gọi là nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi) là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi và họng, thực quản bị nấm candida xâm nhiễm. Bệnh biểu hiện bằng những mảng bợn trắng bám dai và chắc trên bề mặt miệng, lưỡi. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
Bệnh nấm miệng là gì?
Bệnh nấm miệng là gì?
Nấm miệng hay còn gọi là nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi, là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng, không dễ lây và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm. Bệnh là tình trạng nhiễm nấm Candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida vốn là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.
Triệu chứng của bệnh nấm miệng
Nấm miệng thường xảy ra trên cơ địa những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đồng mắc nhiều bệnh nội khoa hoặc có sử dụng lâu thuốc corticosteroid. Bệnh làm giảm khả năng ngon miệng, khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và gây sụt cân, suy nhược cơ thể.
Các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể bao gồm:
- Các mảng trắng (mảng bám) trong miệng thường khó có thể lau sạch được, để lại các khu vực màu đỏ có thể chảy máu nhẹ
- Mất vị giác hoặc vị khó chịu trong miệng
- Đỏ trong miệng và cổ họng
- Vết nứt ở khóe miệng
- Cảm giác đau đớn, nóng rát trong miệng
- Có những mảng bợn trắng bám dai và chắc trên bề mặt miệng, lưỡi dễ dàng bị đau rát, chảy máu khi đánh răng hay cạo mạnh.
- Bệnh làm giảm khả năng ngon miệng, khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và gây sụt cân, suy nhược cơ thể.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh tưa miệng có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn.
Nguyên nhân nào gây ra nấm miệng (tưa lưỡi, nấm lưỡi)?
Thông thường, hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm lấn có hại như virus, vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn “tốt” và “xấu” sống trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi các cơ chế bảo vệ không hiệu quả, làm tăng số lượng nấm candida và làm lây nhiễm nấm miệng.
Bệnh nấm miệng và nhiễm nấm Candida khác có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh hoặc do thuốc như prednisone hoặc khi thuốc kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể.
Những bệnh và tình trạng sau có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng nấm miệng:
HIV/AIDS
Virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) – virus gây ra bệnh AIDS, gây thiệt hại hoặc phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch, làm cho bạn dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà bình thường cơ thể sẽ chống lại. Sự tái phát của nấm miệng, cùng với các triệu chứng khác, có thể là dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt miễn dịch, chẳng hạn như nhiễm HIV.
Ung thư
Nếu bạn bị ung thư thì hệ thống miễn dịch có thể bị suy yếu do bệnh tật và phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Cả bệnh và phương pháp điều trị đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng candida như nấm miệng.
Đái tháo đường
Nếu bạn bị tiểu đường mà không điều trị hoặc có bệnh không được kiểm soát tốt, nước bọt của bạn có thể chứa một lượng lớn đường, từ đó hỗ trợ sự phát triển của nấm Candida.
Nhiễm trùng nấm men âm đạo
Bệnh nhiễm trùng nấm men âm đạo là do cùng một loại nấm gây nên bệnh nấm miệng. Mặc dù nhiễm nấm không nguy hiểm nhưng nếu bạn đang mang thai thì bạn có thể lây nhiễm các loại nấm cho bé trong khi sinh. Kết quả là, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh nấm miệng.
Các nguyên nhân khác bao gồm:
- Sử dụng kháng sinh, đặc biệt là trong một thời gian dài hoặc với liều cao;
- Hít thuốc corticosteroid để điều trị bệnh hen suyễn;
- Đeo răng giả, đặc biệt là nếu không phù hợp;
- Vệ sinh răng miệng kém;
- Miệng khô hoặc vì một căn bệnh hay một loại thuốc bạn đang dùng;
- Hút thuốc;
- Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nấm miệng (tưa lưỡi, nấm lưỡi)?
Nấm miệng thường có thể được điều trị thành công bằng các loại thuốc kháng nấm. Các thuốc này thường ở dạng gel hoặc chất lỏng bôi trực tiếp vào bên trong miệng (thuốc bôi), đôi khi ở dạng viên nén hoặc viên nang.
Thuốc bôi thường sẽ cần phải được sử dụng một vài lần trong ngày trong khoảng từ 7 đến 14 ngày. Viên nén hoặc viên nang thường được sử dụng một lần mỗi ngày.
Các loại thuốc này thường không có tác dụng phụ, một số có thể gây buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Nha sĩ sẽ có một phương pháp điều trị cụ thể dựa vào tuổi và nguyên nhân gây ra nhiễm trùng.
Nếu kháng sinh hoặc corticoid được cho là nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng thì nha sĩ sẽ đổi loại thuốc hoặc giảm liều lượng.
Nấm miệng là bệnh gây khó chịu cho người mắc phải. Bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng các thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng thuốc dưới sự chẩn đoán, kê toa và theo dõi của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa nấm miệng bằng cách nâng cao sức đề kháng của bản thân. Nếu bạn phải sử dụng thuốc corticoid đường hít để điều trị hen suyễn, nhớ hãy súc kỹ miệng sau khi dùng thuốc, hạn chế sử dụng thuốc giảm đau corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ, kiểm soát tốt đường huyết.
Hy vọng những thông tin HoiBenh cung cấp sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh bệnh nấm miệng.
Xem thêm:
- Nấm miệng ở trẻ và những điều cần biết
- Nấm da quanh miệng nguyên nhân là đâu?
- Trẻ con bị nấm miệng có nên dùng thuốc bôi dartarin