Bệnh nấm da đầu có bị lây không?

Nấm da đầu là bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ đang tuổi đi học ở trường. Bệnh này gây nhiều khó chịu, ngứa ngáy và có thể gây rụng tóc, mất tóc, hói. Vậy bệnh nấm da đầu có bị lây không?

Bệnh nấm da đầu có bị lây không? Bệnh nấm da đầu có bị lây không?

HoiBenh sẽ cung cấp thông tin cho quý độc giả xung quanh vấn đề lây nhiễm nấm da đầu ở bài viết dưới đây.

Nấm da đầu là gì?

Bệnh nấm da đầu hay còn gọi là bệnh ghẻ da đầu, bệnh thường gặp do vi nấm phát triển và gây bệnh ở lớp sừng. Thường gặp ở trẻ em tuổi đang đi học. Bệnh chẩn đoán khó khăn vì có nhiều loại tổn thương trên da đầu như: á sừng, chốc lở, vảy nến,... Có nhiều loại nấm gây bệnh liên quan đến nhau như nấm cơ thể (Ben corporis), nấm bàn chân, Jock ngứa, nấm đùi...

2 loại nấm da đầu thường gặp

  • Nấm Trichophyton: Khởi phát là những nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu, gây ngứa. Tổn thương trên da đầu có những mảng vảy mỏng, tóc bị gãy, cụt gần gốc xen kẽ tóc lành. Tóc trở nên cứng, dễ gãy. Mảng vảy nhỏ da bong, nhiều tạo thành mảng hói tạm thời. Người bệnh có thể mắc thêm nấm ở nhiều nơi như mông, bẹn hoặc móng.
  • Bệnh tóc hột hay còn gọi là trứng tóc: Do nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli. Biểu hiện là dọc theo thân tóc, bám từ 2 - 3 cm ở gốc tóc, có những hạt tròn, màu đen hoặc màu nâu, mềm, có thể tuốt ra như trứng chấy. Bệnh gây ngứa, khó chịu nhưng không bị rụng tóc.

Triệu chứng bệnh nấm da đầu

Một số triệu chứng của bệnh nấm da đầu:

  • Một hoặc nhiều vòng vảy da đầu, vảy tóc rụng, mở rộng dần
  • Da đầu có nhiều gàu
  • Có vảy xám, da đầu có những vùng đỏ
  • Có những nốt chấm nhỏ đen
  • Tóc mỏng, cứng, dễ gãy, dễ rút ra, dễ đứt.
  • Thấy ngứa, đau, sưng mềm ở nhiều khu vực trên da đầu, nhiều mụn da đầu
  • Bị rụng tóc hoặc rụng cả mảng tóc
HoiBenh.vn-benh-nam-da-dau-co-bi-lay-khong-body-2
Mũ bảo hiểm lâu ngày không giặt là môi trường thuận lợi cho nấm da đầu phát triển

Bệnh nấm da đầu có bị lây không?

  • Lây từ người sang người

Nấm da đầu có lây từ người này sang người khác, lây trực tiếp khi da tiếp xúc với da người bệnh.

  • Động vật sang người

Nấm còn có thể lây nhiễm từ một số loại súc vật sang người như: Chó, mèo, ngựa, chồn, dê, lợn,... khi tiếp xúc với da, vuốt ve, chải chuốt lông của động vật bị nhiễm bệnh.

  • Lây nhiễm từ vật dụng

Lây nhiễm gián tiếp qua các đồ dùng của người bệnh nhiễm nấm dùng chung như: Lược, mũ, gối... những đồ tiếp xúc với da, mồ hôi ở da đầu của người bệnh.

Nấm da đầu có thể tồn tại dai dẳng ở những vật dụng bị lây nhiễm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm da đầu

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm da đầu:

  • Cường độ làm việc cao, mồ hôi nhiều, ra liên tục trong môi trường nóng, ẩm.
  • Vệ sinh kém, ít gội đầu hoặc chỉ gội nước lã không dùng dầu gội.
  • Phải đội mũ thường xuyên, kín gây bí, không thoát được mồ hôi.
  • Các vật dụng dùng hằng ngày như mũ bảo hiểm, mũ cối, mũ vải... mồ hôi tích tụ lâu ngày không giặt.
  • Đồ dùng cá nhân phơi không khô, còn ẩm ướt, nơi phát triển của vi nấm.
  • Điều kiện sống tập thể tập trung, ở những nơi đông đúc như bộ đội dựng trại, kí túc xá sinh viên ...
  • Sử dụng nước sinh hoạt bẩn, vô hình chung bạn đang đưa vi khuẩn, vi nấm lên cơ thể mình.
  • Thói quen để tóc ướt đi ngủ. Đây là một thói quen của nhiều người bận rộn, đi làm về muộn. Thói quen này không tốt một chút nào, tóc ướt thấm xuống gối cùng mồ hôi, rất bí đặc biệt thời gian ngủ khá dài. Là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
HoiBenh.vn-benh-nam-da-dau-co-bi-lay-khong-body-3
Để tóc ướt đi ngủ là tạo môi trường thuận lợi cho nấm da đầu phát triển

Phòng tránh bệnh nấm da đầu

  • Để phòng bệnh nấm da đầu, cách tốt nhất là tìm ra người bị nấm da đầu trước, đưa họ đến cơ sở khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ điều trị. Chú ý phát hiện, có thể nấm da đầu tồn tại ở những con chó, mèo nuôi trong nhà. Kịp thời đưa những con vật này đi khám và tránh động vào chúng.
  • Điều trị sớm các bệnh nấm ở vùng da khác trên cơ thể, vì các nấm trên cơ thể liên quan mật thiết với nhau. Đi khám bác sĩ để khám và điều trị nếu thấy có những dấu hiệu nhiễm nấm da đầu.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gội đầu thường xuyên 2 ngày một lần. Nếu làm việc trong môi trường ra nhiều mồ hôi, cần gội đầu ngày một lần bằng dầu gội thường. Nếu trong trường hợp nhiễm nấm, cần sử dụng dầu gội đầu chuyên dụng có chứa selenium sulfide (Selsun), gội đầu tuần 2 -3 lần, còn lại thì gội đầu dầu gội thường.
  • Để da đầu thoáng mát, nếu phải đội mũ thường xuyên, có thể thay mũ mới lúc mũ bị thấm ướt mồ hôi hoặc dùng những miếng lót, cách nhiệt, thoáng trong mũ. Không dùng mũ quá chật, không đội mũ quá lâu, có thể mở mũ ra một lúc cho thoáng lúc làm việc rồi lại tiếp tục đội sau đó. Dùng quạt nơi làm việc để làm thoáng mát da đầu, không để ẩm ướt da đầu, gây bí.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Lược, gối, mũ... là những vật dụng cá nhân, rất dễ lây bệnh từ người này sang người khác. Vì thế hãy dùng riêng những vật dụng này.
  • Gội đầu không chà xát, cào da đầu mạnh, tránh làm tổn thương da đầu. Da đầu bị rách là môi trường thuận lợi để nấm sinh trưởng và phát triển.
  • Có thể sử dụng một số đồ thiên nhiên để gội đầu: Chanh, bồ kết, hương nhu trắng, đu đủ, cây ngủ sắc, muối, bia. Những sản phẩm từ thiên nhiên này vừa có tính chất diệt nấm khá tốt vừa không chứa chất hóa học, giúp bảo vệ da đầu tốt hơn.
  • Sấy tóc khô trước khi ngủ, hãy để đầu khô rồi hãy ngủ. Tóc ướt đi ngủ vừa dễ cảm lại là môi trường thuận lợi cho nấm tóc phát triển.
  • Bệnh rất hay gặp ở trẻ em khi còn đi học, vì thế hãy giáo dục trẻ nên dùng riêng đồ vật dụng cá nhân, không nên dùng chung đồ. Nhận biết nguy cơ nhiễm nấm từ người bệnh, động vật và đồ dùng chung của người bệnh.
  • Rửa tay sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh, giữ sạch sẽ khu vực sinh hoạt chung.
  • Vệ sinh chăn gối, khăn, mũ bảo hiểm, mũ... thường xuyên, nên dùng nước nóng để giặt nước xả sau để tăng diệt nấm.
  • Phơi đồ ở những nơi có ánh nắng, thoáng mát, phơi khô để tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm.
  • Không nên sử dụng sản phẩm nhuộm tóc, mọc tóc, các sản phẩm có tính tẩy mạnh, gel vuốt tóc... sẽ làm tổn thương da đầu, tạo môi trường cho vi nấm phát triển.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, rau quả tươi chứa nhiều vitamin. Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, những đồ này không tốt cho vết thương lở loét ở da.

Nấm da đầu là bệnh dễ gặp ở những trẻ nhỏ đang tuổi đi học, và cũng có thể gặp ở người trưởng thành. Bệnh này có thể lây lan từ người này sang người khác, từ động vật sang người và cả từ những đồ dùng của người bệnh. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh mắc bệnh và lây bệnh cho người khác.

Xem thêm:

  • Bỏ túi 3 cách trị nấm da đầu hiệu quả
  • Nguyên nhân khiến bạn bị nấm da đầu là gì?
  • 7 phương pháp dân gian trị nấm da đầu, bạn có biết?