Bệnh nám da có bao nhiêu loại?
Nám da có nhiều loại khác nhau là nám mảng, nám sâu và nám hỗn hợp. Mỗi loại có những đặc thù riêng và cần có cách điều trị riêng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây!
Bệnh nám da có bao nhiêu loại?
Nám da có nhiều loại khác nhau là nám mảng, nám sâu và nám hỗn hợp. Mỗi loại có những đặc thù riêng và cần có cách điều trị riêng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Những hậu quả khi điều trị nám không đúng cách
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 40% phụ nữ ở độ tuổi từ 30 thường là nạn nhân của nám da. Tuy nhiên, con số này ở Việt Nam lại khủng khiếp hơn từ 60-70%. Nám xuất hiện do sự dư thừa sắc tố melanin, mà nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, di truyền, rối loạn nội tiết tố. Nhưng đáng quan ngại nhất và cũng là lý do khiến tỷ lệ nám da ở phụ nữ Việt nhiều hơn các quốc gia khác chính là thói quen chăm sóc da, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, đặc biệt phải kể đến hàng loạt các món kem trộn với những lời chào mời, quảng cáo về công dụng thần thánh.
Và hiển nhiên, hậu quả nhãn tiền. Đầu tiên là hiện tượng dị ứng, mẩn đỏ, thậm chí lở loét, viêm da do sử dụng các biện pháp lột, tẩy thiếu khoa học với những sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Các thành phần độc hại sẽ nhanh chóng làm bong lớp da ngoài cùng để lộ vẻ ngoài trắng hồng, mềm mịn, thế nhưng cơ chế này rất nguy hiểm vì nó làm mất đi lớp màng bảo vệ, khiến da dễ tổn thương do sự tấn công từ môi trường.
Rất nhiều người chọn cách trị nám bằng lazer, IPL nhưng không hiểu rằng phương pháp này chỉ thích hợp với những làn da đủ khỏe để chịu tác động trực tiếp từ các thiết bị công nghệ cao. Hậu quả có thể là tình trạng nám nặng hơn ban đầu, hoặc gây sẹo lõm, khó chữa trị. Chi phí để khắc phục những biến chứng trên cũng không hề nhỏ, đặc biệt đối với những làn da nhạy cảm. Vì vậy, trước khi lựa chọn bất cứ liệu nám nào bạn cũng cần phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng.
Các loại nám da và cách chữa trị
Nám sâu
Nám sâu còn được gọi là nám đốm, có hình chấm tròn nhỏ như tàn nhang, khá đậm màu và chân sâu hơn nám mảng. Nám sâu thường có hai bên gò má, trán, cằm.
Nguyên nhân nám sâu là do tiếp xúc ánh nắng, thay đổi nội tiết khi mang thai hoặc do di truyền. Thông thường, những phụ nữ tuổi từ 35 trở lên và phụ nữ tuổi mãn kinh thường bị nám sâu.
Trị nám sâu bằng đu đủ xanh. Gọt vỏ nhựa của đu đủ xanh rồi cho vào máy xay sinh tố và trộn cùng mật ong với tỉ lệ 1:1. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị nám tuần 1-2 lần.
Trị nám sâu bằng dứa. Hãy dùng nước ép dứa và thoa lên vùng da bị nám. Sau 15 phút rửa lại bằng nước sạch.
Nám mảng
Đây là loại nám điển hình và dễ nhận biết nhất trong 3 loại nám. Nám mảng có màu nâu vàng, tụ lại thành mảng lớn.
Nám mảng thường tập trung ở hai bên gò má, mũi, cằm, trán. Chân nám ăn không sâu, nằm ở lớp thượng bì và lớp ngoài cùng của tế bào da.
Loại nám này hình thành do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, ô nhiễm khói bụi gây nên. Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên hoặc dùng mỹ phẩm kém chất lượng cũng bị loại nám này.
Trị nám mảng bằng cà tím. Bạn có thể thái lát mỏng cà tím và đắp lên da, để khoảng 30 phút rồi massage nhẹ nhàng.
Hoặc có thể xay cà tím và trộn cùng chút mật ong và đắp hỗn hợp này trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Trị nám mảng bằng củ nghệ. Bạn có thể dùng nghệ cạo sạch rồi thái lát và cho vào ngâm cùng giấm. Sau 1 tháng bạn có thể dùng nghệ này để massage vùng da nám.
Hoặc dùng nghệ già đập dập và sắc cùng dấm bằng sành, sứ, gốm thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng nám.
Trị nám mảng bằng bí đao. Dùng bí đao cạo sạch vỏ và xay nhuyễn rồi lọc lấy nước, trộn cùng mật ong và đắp lên mặt khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp là tổng hợp của 2 loại nám sâu và nám mảng. Chúng có đốm, màu sậm đen xen kẽ. Nám hỗn hợp ăn sâu vào vùng da hạ bì.
Nám hỗn hợp có thể xuất hiện trên trán, cằm, má, sống mũi, quanh mắt và hai bên gò má. Nám hỗn hợp do di truyền, lão hóa hoặc thay đổi nội tiết tố.
Để điều trị nám hỗn hợp, bạn có thể áp dụng cả hai cách điều trị nám mảng và nám sâu.
Nám da là bệnh không dễ điều trị, do đó, việc điều trị phải kiên nhẫn, lâu dài, ít nhất vài tháng mới có hiệu quả rõ rệt. Bạn cũng cần quan tâm và chăm sóc hơn đến da để có một làn da thật khỏe mạnh và xinh đẹp.
Xem thêm:
- Cách trị nám da hiệu quả nhất mà chị em nên biết
- Cách trị nám da mặt bằng trái cây
- Bệnh nám da có chữa được không?