Bệnh mờ mắt ở người già là bệnh gì?

Khi đến một độ tuổi nhất định, quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dễ nhận biết của các cơ quan trong cơ thể, không ngoại trừ cơ quan bộ phận nào trong đó có lão hóa về mắt với biểu hiện là mờ mắt. Vậy bệnh mờ mắt ở người già là bệnh gì?

Bệnh mờ mắt ở người già là bệnh gì? Bệnh mờ mắt ở người già là bệnh gì?

Nguyên nhân gây mờ mắt ở người già

Do thoái hóa: Một trong những nguyên nhân gây bệnh mờ mắt ở người già là do sự thoái hóa trong đó thường gặp là đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng một trong những nguyên nhân thường gặp gây mờ mắt và có thể dẫn tới mù lòa ở người cao tuổi.

Do môi trường: Dưới tác động của môi trường ô nhiễm khói bụi cùng tia cực tím cũng gây ảnh hưởng không tốt.

Lối sống thiếu khoa học: Làm việc liên tục, trong môi trường thiếu ánh sáng, thường xuyên ngồi trước máy tính, xem TV cũng ảnh hưởng không tốt tới mắt có thể gây các bệnh lý mờ mắt.

Bệnh mờ mắt ở người già là bệnh gì?

vicare.vn-benh-mo-mat-o-nguoi-gia-la-benh-gi-body-1

Có rất nhiều bệnh lý dẫn tới mờ mắt ở người già. Một số bệnh lý thường gặp như

Thoái hóa điểm vàng

Điểm vàng là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh thị giác nhất cho phép hình ảnh của sự vật hội tụ rõ nét nhất. Bởi vậy khi quá trình lão hóa bắt đầu làm rối loạn chức năng nuôi dưỡng hoàng điểm sẽ khiến cấu trúc bị rối loạn, các mạch máu bất thường được tạo ra.

Bệnh thoái hóa điểm vàng là căn bệnh mắt của tuổi già khi đa số những người mắc bệnh đều trên 60 tuổi. Tuy bệnh không dẫn tới mù hoàn toàn nhưng thoái hóa điểm vàng sẽ gây giảm thị lực, tầm nhìn bị mờ dần, gây cảm giác đau nhức, khó chịu.

Bệnh thường gặp ở nữ giới. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc cao hơn 2-5 lần với người không hút thuốc. Ngoài ra những người bị thừa cân, huyết áp cao, tăng cholesterol, đái tháo đường cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.

Đục thủy tinh thể

Tuổi tác chiếm 70-80% nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể. Khi bị bệnh, mắt người già sẽ dần mất thị lực, lóa mắt khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng. Trong trường hợp này đeo kính không giúp cải thiện thị lực. Phương pháp chữa trị tối ưu nhất cho đục thủy tinh thể là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.

Bệnh đục thủy tinh thể không có triệu chứng rõ rệt, chỉ đến khi thị lực suy giảm nhiều người bệnh mới đi khám. Vì vậy cần thường xuyên khám mắt định kỳ, nhất là người trên 60 tuổi để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.

Bệnh glaucoma

Glaucoma còn gọi bệnh cườm nước hay thiên đầu thống. Khi về già, các tế bào ở trong mắt bắt đầu bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không co dãn hoặc bị bít kín nên thủy dịch ở trong mắt không có lối thoát ra ngoài được, khiến tăng áp suất trong mắt gây chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng thị thần kinh làm cho thị thần kinh bị tổn thương không phục hồi và gây mù lòa.

Tùy từng dạng mà bệnh có thể biểu hiện rầm rộ mờ mắt, nhìn thấy quầng xanh đỏ, đau nhức mắt lan lên nửa đầu, buồn nôn, nôn ói... Trong một số trường hợp bệnh biểu hiện âm thầm, không đau nhức, thường phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe, khám định kỳ hoặc phát hiện ở giai đoạn muộn khi thị lực đã bị tổn thương trầm trọng. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc, laser và can thiệp phẫu thuật.

Bệnh khô mắt

Người bệnh bị khô mắt là do thiếu về số lượng và chất lượng nước mắt dẫn đến không còn tác dụng bôi trơn và dinh dưỡng các cấu trúc bề mặt nhãn cầu. Ở người già, tuyến nước mắt bắt đầu hoạt động kém hiệu quả do lão hóa và quá trình làm việc tiếp xúc với nhiều khói bụi, sử dụng thuốc tra kéo dài, bị teo xơ hóa tuyến lệ trước đó.

Bệnh có biểu hiện như: Thường xuyên thấy cộm mắt, cảm thấy như có dị vật trong mắt, ra nhiều rỉ mắt. Bệnh khô mắt nếu được điều trị sớm, để bệnh kéo dài có thể dẫn tới các bệnh về mắt khác như nhiễm khuẩn, viêm kết mạc, viêm loét giác mạc.

Biện pháp làm giảm thiểu các bệnh lý mờ mắt ở người già

vicare.vn-benh-mo-mat-o-nguoi-gia-la-benh-gi-body-2

Khám sức khỏe định kỳ

Khi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ không chỉ kiểm tra mắt mà còn kiểm tra tổng quát sức khỏe toàn diện. Điều này là rất quan trọng vì ở người già, nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường rất cao, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt và gây khó khăn nếu tiến hành điều trị. Nếu biết kiểm soát tốt những bệnh này, người cao tuổi có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh .

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh, người cao tuổi nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa và chất béo chứa axit omega-3, uống bổ sung các loại vitamin A, C, E, tránh dùng thức ăn có chứa mỡ động vật. Đặc biệt trong khẩu phần ăn có nhiều rau lá màu xanh đậm, củ quả màu vàng.

Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khói thuốc lá có thể gây thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Do vậy bạn cần hạn chế một cách tối đa.

Lối sống khoa học, lành mạnh

Ngoài việc chăm sóc đôi mắt từ bên trong, đều cần nhất là tạo điều kiện để người già luôn vui vẻ, thoải mái, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, không ngồi quá lâu trên máy tính, thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng quanh khu vực mắt, bảo vệ mắt bằng kính râm khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tránh tác hại của tia cực tím tới mắt.

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể ngăn chặn hoàn toàn quá trình lão hóa mắt. Biện pháp giúp cải thiện thị lực, hạn chế sự tiến triển của bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó các bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn giảm thiểu tối đa bệnh mờ mắt ở người già để và có một đôi mắt thật sự khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Nhức mỏi mắt nên uống thuốc gì?
  • Chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá như thế nào?
  • Bị đau mắt đỏ phải làm sao nhanh khỏi?