Bệnh máu nhiễm khuẩn có lây không?

Bệnh máu nhiễm khuẩn là bệnh do vi sinh vật xâm nhập vào máu gây ra biểu hiện sốt, rối loạn nhịp tim và có thể khiến cho bệnh nhân tử vong trong vài giờ. Bệnh máu nhiễm khuẩn là một căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh có thể được điều trị với sự tiến bộ y khoa ngày nay. Vậy bệnh máu nhiễm khuẩn là gì? Bệnh có lây không?

Bệnh máu nhiễm khuẩn có lây không? Bệnh máu nhiễm khuẩn có lây không?

Bệnh máu nhiễm khuẩn là bệnh do vi sinh vật xâm nhập vào máu gây ra biểu hiện sốt, rối loạn nhịp tim và có thể khiến cho bệnh nhân tử vong trong vài giờ. Bệnh máu nhiễm khuẩn là một căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh có thể được điều trị với sự tiến bộ y khoa ngày nay. Vậy bệnh máu nhiễm khuẩn là gì? Bệnh có lây không? Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến căn bệnh này.

1. Bệnh máu nhiễm khuẩn là gì?

Bệnh máu nhiễm khuẩn là một trong những hội chứng bệnh lâm sàng nguy hiểm, nguyên nhân của bệnh bắt nguồn từ sự xâm nhập của các vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng...) vào máu.

Bệnh thường có một số biểu hiện như: rét run, sốt, nhịp tim nhanh, bị rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt, khi chúng giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn cho người bệnh, mà biểu hiện rõ nhất là suy đa tạng, rối loạn hô hấp, tụt huyết áp, rồi loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ trở nên nặng hơn, vì vậy có những trường hợp bệnh nhân được điều trị tích cực, sử dụng các loại kháng sinh phù hợp nhưng người bệnh vẫn tử vong do sốc nhiễm trùng.

vicare.vn-benh-mau-nhiem-khuan-co-lay-khong-body-1

2. Đối tượng mắc bệnh

Bệnh máu nhiễm khuẩn thường xuất hiện ở những trường hợp sau:

- Người rất trẻ tuổi và người đã rất già

- Những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch

- Những người bệnh nặng đang được điều trị trong bệnh viện

- Những người có các thiết bị xâm nhập vào cơ thể như: ống thông tiểu, ống thở...

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân của căn bệnh máu nhiễm khuẩn phần lớn do các vi khuẩn có tên Gram âm gây ra, các tụ cầu, phế cầu và các vi khuẩn Gram dương khác thì thường ít gặp hơn. Nhiễm khuẩn máu sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu người mắc bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng về các chức năng tuần hoàn, hô hấp, suy gan thận, rối loạn đông máu và các tạng khác.

4. Bệnh máu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

Khi bị nhiễm khuẩn máu thì tỉ lệ tử vong của người bệnh khá cao chiếm khoảng 20 – 50% nên nguyên nhân dẫn đến người bệnh tử vong trong một số trường hợp thường do nhiễm khuẩn máu, sốc nhiễm khuẩn... Do vậy, việc chủ động phòng ngừa bệnh là vấn đề cần thiết được nhiều người quan tâm để hạ thấp bệnh máu nhiễm khuẩn khi trong điều kiện hiện nay các loại vi khuẩn đang có xu hướng kháng lại với các loại kháng sinh đang được sử dụng, gây khó khăn, hạn chế công tác điều trị.

vicare.vn-benh-mau-nhiem-khuan-co-lay-khong-body-2

5. Bệnh máu nhiễm khuẩn có điều trị được không?

Hiện nay, với sự tiến bộ của các phương tiện chẩn đoán y tế, các trang thiết bị hỗ trợ tim mạch, hô hấp và kháng sinh thì việc chữa trị bệnh máu nhiễm khuẩn sẽ có kết quả khả quan hơn. Việc điều trị bệnh máu nhiễm khuẩn bao gồm cả công tác chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây ra nhiễm trùng từ ổ nguyên phát, giúp hỗ trợ hệ tuần hoàn và hô hấp, chống lại sự rối loạn đông máu và kháng sinh. Trước khi sử dụng biện pháp kháng sinh nên cấy máu và các bệnh phẩm khác để tạo kháng sinh đồ giúp chọn ra kháng sinh phù hợp. Với sự xuất hiện của các loại kháng sinh mới hiện nay, cùng phương tiện hồi sức tốt, công tác chẩn đoán kịp thời, nên các bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm khuẩn đã giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể.