Bệnh lupus ban đỏ chữa ở khoa nào?

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan hệ thống trong cơ thể. Bệnh gây nhiều lo lắng cho người bệnh và người thân. Chữa bệnh lupus ban đỏ ở đâu là thông tin được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh này.

Bệnh lupus ban đỏ chữa ở khoa nào? Bệnh lupus ban đỏ chữa ở khoa nào?

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan hệ thống trong cơ thể. Bệnh gây nhiều lo lắng cho người bệnh và người thân. Chữa bệnh lupus ban đỏ ở đâu là thông tin được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh này.

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, xảy ra do sự tác động qua lại của các yếu tố di truyền, nội tiết, môi trường sống... lên cơ thể dẫn đến sự phản ứng của cơ thể. Các phản ứng này dẫn đến sự tấn công của kháng thể lên mọi cơ quan, hệ miễn dịch của cơ thể. Khi các phản ứng viêm xảy ra, mô liên kết bị tổn thương, các hệ cơ quan như xương khớp, da, thận, phổi, tim mạch .... đều bị ảnh hưởng.

Hình ảnh về bệnh lupus ban đỏ đã trở nên phổ biến với các nốt ban sần mọc lên ở khắp cơ thể người bệnh. Mức độ nặng của bệnh tùy thuộc vào mức độ sản sinh kháng thể của mỗi cơ thể. Bệnh lupus ban đỏ là bệnh toàn thân và kéo dài suốt cuộc đời. Có những đợt bệnh nặng và thuyên giảm xen kẽ nhau. Thuốc điều trị sẽ giúp làm lui các đợt bệnh và người bệnh sinh hoạt bình thường. Những đợt bệnh nặng người bệnh có thể cần nhập viện điều trị. Hiểu được bệnh lupus ban đỏ là gì, người bệnh sẽ có sự chú ý hơn tới các thay đổi cơ thể, từ đó nhận ra triệu chứng của bệnh để chữa trị.

vicare.vn-benh-lupus-ban-do-chua-o-khoa-nao-body-1

Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ

lupus ban đỏ là bệnh toàn thân nên biểu hiện triệu chứng tại nhiều cơ quan bộ phận khác nhau. Một số triệu chứng điển hình thường gặp của bệnh:

Phát ban đỏ

Ban đỏ hình cánh bướm ở vùng cánh mũi, mặt, gò má bệnh nhân là triệu chứng thường gặp và điển hình của bệnh. Những vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như vùng mặt, vùng cổ, vùng tay ... cũng xuất hiện các ban đỏ, hoặc thậm chí có phản ứng đỏ da, loét .

Những người có xuất hiện ban đỏ hình cánh bướm ở mặt hoặc quá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời thì nên đi khám vì đây là những dấu hiệu sớm của bệnh lupus ban đỏ.

Rụng tóc

Lupus ban đỏ gây rụng tóc kiểu rừng thưa (rụng từng chỗ trên cả da đầu chứ không rụng tập trung một mảng da đầu như tỏng hói). Đây là kiểu rụng tóc đặc trưng của bệnh.

Đau khớp

Khớp là một vị trí bị tổn thương thường gặp trong bệnh lupus ban đỏ. Các biểu hiện sưng đau khớp, khó vận động các khớp, các khớp trở nên cứng và đau là một triệu chứng hay gặp của bệnh. Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với viêm khớp, bệnh gout, ... vì vậy khi có các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động các khớp thì cũng cần nên đi khám bác sĩ sớm.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là triệu chứng mơ hồ không rõ ràng. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi, đôi khi có thể kèm đau đầu. Có những người thấy mệt mỏi nhiều đặc biệt sau khi hoạt động gắng sức,... Những triệu chứng mệt mỏi như vậy cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh lupus ban đỏ, vì vậy không nên chủ quan.

Hiện tượng Raynaud

Là một triệu chứng biểu hiện do sự thiếu máu đến các đầu ngón tay, ngón chân. Trong bệnh lupus, mạch máu bị biến đổi làm máu đến nuôi các đầu chi không được cung cấp đầy đủ dẫn đến hiện tượng Raynaud. Các đầu ngón tay ngón chân bị thiếu máu nuôi dưỡng, tím tái, không hồng hào. Khi bị tiếp xúc lạnh thì gây đau nhiều do hiện tượng co thắt mạch máu dẫn đến thiếu máu cấp tính ở đầu ngón. Hiện tượng này còn gặp trong nhiều bệnh lí tim mạch khác.

Khó thở

Là hậu quả của tình trạng tràn dịch màng phổi, viêm màng phổi. Những tình trạng bất thường tại phổi do bệnh lupus gây ra làm người bệnh thấy khó thở, thậm chí phải thở oxy hỗ trợ.

Suy thận

Thận là một cơ quan thường bị tổn thương trong bệnh lupus. Tùy mức độ nặng của bệnh mà tổn thương tại thận có nhiều mức độ khác nhau. Ở những người đã mắc bệnh lâu có thể gây suy thận, thiểu niệu, ...

Đau đầu, giảm trí nhớ

Bệnh lupus ban đỏ có ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên nhiều người bệnh thấy đau đầu. Những biểu hiện của khó tập trung, đau đầu, giảm trí nhớ, thường xuyên lo lắng quá mức, trầm cảm, hay nhầm lẫn ... cũng thường gặp trên người bệnh.

vicare.vn-benh-lupus-ban-do-chua-o-khoa-nao-body-2

Bệnh lupus ban đỏ chữa ở đâu?

Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh hệ thống toàn thân, biểu hiện trên nhiều hệ cơ quan của cơ thể. Tùy thuộc vào cơ quan bị tổn thương mà bạn sẽ đến chuyên khoa đó thăm khám.

Nếu tổn thương tại khớp nhiều thì bạn đến khoa cơ xương khớp tại các bệnh viện để điều trị. Nếu biểu hiện trên da nhiều như phát ban đỏ trên da nhiều, rụng tóc nhiều, ngứa rát trên da, đỏ da ... thì nên đến chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị. Khi có các tổn thương tại thận như suy thận thì bạn cần được điều trị tại khoa Thận (thậm chí có người phải ghép thận do bị suy thận do lupus ban đỏ gây nên - điển hình là ngôi sao người Mỹ Selena Gomez).

Việc lựa chọn chuyên khoa điều trị sẽ tùy thuộc vào tổn thương trên các cơ quan của bạn, bác sĩ sẽ có những quyết định phù hợp.

Điều trị bệnh lupus ban đỏ

Việc điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh của bạn: những cơ quan bị tổn thương, mức độ trầm trọng của tổn thương... mà các loại thuốc sẽ được sử dụng.

  • Các thuốc chống viêm như corticoid thường được chỉ định vì có tác dụng tốt trong điều trị bệnh.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine và cyclophosphamide cũng có những hiệu quả đáng kể đến điều trị bệnh.
  • Những thuốc như hydroxychloroquine trong điều trị sốt rét, hoặc methotrexate được coi là có hiệu quả trong điều trị viêm khớp nên cũng được cân nhắc sử dụng.

Ngoài dùng thuốc thì người bệnh nên thực hiện hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, ăn uống hợp lí:

  • Không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích : cà phê, rượu bia,..
  • Tập thể dục đều đặn thường xuyên để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
  • Chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt nếu bạn có suy thận hoặc cao huyết áp thì cần chú ý hơn trong chế độ ăn.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đi ra ngoài cần bôi kem chống nắng và sử dụng quần áo, nón mũ, kính râm che chắn cẩn thận.
  • Hãy nhớ tuân thủ điều trị thuốc theo đơn của bác sĩ và tái khám định kì theo lịch hẹn để đảm bảo bạn đang kiểm soát bệnh lupus ban đỏ tốt

Xem thêm:

  • Lupus ban đỏ hệ thống có chữa được không?
  • Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống chữa ở đâu?
  • Những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh lupus ban đỏ