Bệnh loạn thị ở trẻ: Khó xác định nhưng dễ phòng tránh

Tỷ lệ Loạn thị ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh do đâu và làm thế nào để phòng tránh loạn thị cho trẻ hiệu quả? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây của HoiBenh, để nắm được cách chăm sóc sức khoẻ cho đôi mắt của con yêu.

Bệnh loạn thị ở trẻ: Khó xác định nhưng dễ phòng tránh Bệnh loạn thị ở trẻ: Khó xác định nhưng dễ phòng tránh

Loạn thị ở trẻ là gì?

Loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt mà khá nhiều người mắc phải, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị loạn thị sẽ khó nhìn được vật thể ở mọi khoảng cách, vật thể trở nên nhòe và mờ đi.

Mức độ loạn thị ở trẻ em thường khác nhau do bề mặt giác mạc hoặc thủy tinh thể không đều. Có trẻ loạn thị ở mức 0.75 độ là mức độ nhẹ, còn thông thường trẻ loạn thị 1.5 độ, thậm chí có nhiều trường hợp nặng hơn loạn thị 2.5 độ và lên đến loạn thị 4 độ.... Có trẻ loạn thị một mắt nhưng cũng có trẻ loạn thị cả 2 mắt.

Loạn thị ở trẻ em trở thành mối quan tâm, lo lắng của các bậc phụ huynh, gây ra những bất tiện và khó khăn cho trẻ trong sinh hoạt...

vicare.vn-benh-loan-thi-o-tre-kho-xac-dinh-nhung-de-phong-tranh-body-1

Nguyên nhân gây loạn thị ở trẻ em

Một số nguyên nhân gây loạn thị ở trẻ nhỏ có thể là do:

  • Do giác mạc có hình dạng bất thường: Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến loạn thị ở trẻ nhỏ. Bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu nhưng khi bị loạn thị thì giác mạc có độ cong không đều khiến cho hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc nên dẫn đến nhìn hình ảnh của vật thể bị mờ nhòe, biến dạng.
  • Do bẩm sinh: Có một số trường hợp trẻ sinh ra đã bị loạn thị bẩm sinh. Ngoài ra, gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt thì con sinh ra cũng có nguy cơ bị bệnh loạn thị.
  • Do các tật về mắt: Những trẻ bị cận thị hoặc viễn thị cũng có nguy cơ bị loạn thị cao hơn những trẻ không bị cận thị, viễn thị. Ngoài ra, những trẻ bị sẹo giác mạc cũng có nguy cơ bị loạn thị.
  • Thói quen sinh hoạt: Trẻ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên xem tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều... cũng là nguy cơ dẫn đến loạn thị ở trẻ nhỏ.
  • Đeo kính sai và không được tập luyện thị lực đúng hướng: Có không ít trường hợp loạn thị ở trẻ là do đeo kính sai số trong thời gian dài dẫn đến thị lực bị ảnh hưởng gây ra loạn thị. Ngoài ra, việc tập các bài tập thị lực sai cách không theo đúng hướng dẫn cũng khiến cho tỉ lệ loạn thị ở trẻ ngày càng gia tăng.

Triệu chứng bệnh loạn thị ở trẻ

Các bậc cha mẹ có thể nhận biết bệnh loạn thị ở trẻ khi thấy trẻ có các triệu chứng ở mắt như:

  • Hình ảnh trẻ nhìn thường bị biến dạng, nhìn mờ, không rõ hoặc bị méo mó.
  • Dù là nhìn vật thể xa hay gần thì trẻ đều thấy rất mờ, khó khăn khi nhìn vật thể ở mọi khoảng cách.
  • Trẻ thường xuyên bị mỏi mắt, nhức đầu ở vùng thái dương và vùng trán.
  • Khi nhìn, trẻ thường phải nheo mắt, chảy nước mắt và cảm thấy khó chịu.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ bị loạn thị không có những triệu chứng trên nên rất khó phát hiện. Chỉ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám khúc xạ thì mới phát hiện ra. Do vậy, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ, trong đó có khám mắt cho trẻ.

vicare.vn-benh-loan-thi-o-tre-kho-xac-dinh-nhung-de-phong-tranh-body-2

Hậu quả của loạn thị ở trẻ

Hậu quả đầu tiên của bệnh loạn thị ở trẻ đó chính là khiến cho tầm nhìn của trẻ bị hạn chế gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và việc học tập của trẻ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa về mắt, trẻ em dưới 18 tuổi không có chỉ định phẫu thuật chữa tật khúc xạ, trong đó có loạn thị. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp do bệnh quá nặng, mức độ loạn thị vượt quá 5 độ nên bắt buộc phải tiến hành mổ (nếu không sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nhức đầu kéo dài) nhưng có thể xảy ra rủi ro.

Nghiêm trọng hơn, với những trường hợp loạn thị ở trẻ mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho hình ảnh của võng mạc bị mờ, có thể dẫn tới bị nhược thị và lé, thậm chí là mù lòa.

Loạn thị có tự khỏi không?

Loạn thị có tự khỏi không thì nó còn phụ thuộc vào mức độ của mỗi người. Đối với những trường hợp loạn thị dưới 0.5 độ thì có thể tự khỏi vì mức độ này rất nhỏ và thường không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của trẻ.

Tuy nhiên, nếu mức độ loạn thị từ 0.5 độ trở lên thì cần phải được điều trị nếu không mức độ loạn thị ngày càng tăng thêm và nguy hiểm hơn.

Điều trị bệnh loạn thị ở trẻ em

Như đã nói ở trên, đối với những trường hợp trẻ bị loạn thị nhẹ (loạn thị dưới 0.5 độ) thì không cần phải điều trị. Điều trị chỉ được chỉ định khi trẻ bị loạn thị ở mức độ nặng (từ 0.5 độ trở lên).

Phương pháp điều trị loạn thị ở trẻ chủ yếu là dùng kính thuốc. Đây là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng cho trẻ.

Tuy nhiên, để lựa chọn cho con loại kính tốt nhất và phù hợp nhất với mức độ bệnh loạn thị của trẻ thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám, kiểm tra, tư vấn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu.

vicare.vn-benh-loan-thi-o-tre-kho-xac-dinh-nhung-de-phong-tranh-body-3

Cách phòng ngừa loạn thị cho trẻ

Để phòng tránh loạn thị ở trẻ cũng như các dị tật khúc xạ khác, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Hướng dẫn cho trẻ ngồi đúng tư thế, đặc biệt là khi ngồi học, lưng thẳng và mắt phải cách mặt bàn khoảng 30cm.
  • Phòng học của bé phải có đủ ánh sáng, không bị sáng quá hoặc tối quá và bàn ghế của trẻ cũng phải phù hợp với lứa tuổi.
  • Sắp xếp thời gian cho trẻ học, đọc sách và vui chơi hợp lý.
  • Không nên cho trẻ xem ti vi, điện thoại, máy tính... quá 2h đồng hồ liên tục.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất, omega-3 tốt cho mắt....

Mong rằng với những thông tin về bệnh loạn thị ở trẻ em được cung cấp ở trên sẽ giúp các bậc cha mẹ biết được những nguyên nhân gây loạn thị ở trẻ và có cách phòng ngừa, bảo vệ mắt giúp trẻ.

Xem thêm:

  • Hội chứng rối loạn thị giác do sử dụng máy tính
  • Cận thị và loạn thị cái nào nặng hơn?
  • Phẫu thuật rạch giác mạc điều chỉnh loạn thị có thực sự an toàn?