Bệnh lao phổi có tái phát không?
Lao phổi là bệnh có khả năng lây lan nhanh, nguy hiểm và rất có hại cho người. Bệnh có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngược lại nếu chậm trễ bệnh có thể để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy bệnh lao phổi có tái phát không? Bài viết này HoiBenh sẽ giải đáp về vấn đề này để những người mắc về bệnh lao phổi có thể yên tâm hơn.
Bệnh lao phổi có tái phát không?
Lao phổi là bệnh có khả năng lây lan nhanh, nguy hiểm và rất có hại cho người. Bệnh có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngược lại nếu chậm trễ bệnh có thể để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy sau khi chữa khỏi thì bệnh lao phổi có tái phát không? Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ giải đáp về vấn đề này để những người mắc về bệnh lao phổi có thể yên tâm hơn.
Bệnh lao phổi có tái phát không?
Các chuyên gia về lao phổi nhận định: Bệnh lao phổi có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu bạn tuân thủ đúng theo phác đồ điều điều trị của bác sĩ uống đúng thuốc, đúng cách (uống trước khi ăn), đúng liều, kiên trì đủ 8 tháng trở lên thì khả năng khỏi bệnh có thể đến 90%.
Tuy nhiên bệnh lao phổi hoàn toàn có thể tái phát khi: Người bệnh không tuân thủ theo sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ, hoặc trong khi bị bệnh lao phổi lại mắc các bệnh làm giảm sức đề kháng của cơ thể như nhiễm HIV/AIDS, tiểu đường...Ngoài ra, người bệnh vẫn có nguy cơ bị lao phổi tái phát nếu tiếp xúc với nguồn lây nhiễm và sức đề kháng suy giảm.Vậy làm thế nào để lao phổi không tái phát?
Tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh
Nguồn lây bệnh ở đây chính là những người đang điều trị lao phổi, có sẵn trực khuẩn lao trong cơ thể. Như bạn đã biết, con đường lây lan của bệnh lao phổi chủ yếu là qua đường hô hấp, vì vậy rất khó để kiểm soát được. Thông thường với những bệnh nhân lao phổi khi ho, khạc, hắt hơi...đều cho ra ngoài môi trường hàng nghìn đến hàng triệu vi khuẩn, các vi khuẩn này bay lơ lửng ngoài không khí, người lành hoặc người đã điều trị lao phổi khỏi chỉ cần hít phải đều có thể bị nhiễm lao. Do đó, bạn cần hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị lao phổi hoặc nếu trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang và tránh đối diện trực tiếp mặt đối mặt...Tuy nhiên, đây chỉ là cách hạn chế khó có thể tránh được khả năng lây nhiễm.Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Đối với những người đã từng điều trị bệnh lao phổi, thường gặp phải những tổn thương về đường hô hấp, phổi, gan...do quá trình điều trị trước gây nên. Vì vậy, sau khi tái hòa nhập với cộng đồng, dù bệnh đã được kiểm soát cũng cần phải tăng cường sức đề kháng, để chống lại những vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào cơ thể bất cứ lúc nào.
Một số điều bạn cũng cần lưu ý đó là: Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây nên khi sức đề kháng, hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. Do đó, chỉ cần cơ thể có đủ sức đề kháng khống chế được vi khuẩn lao thì khả năng bệnh lao phổi tái phát lao rất thấp. Vì vậy, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể luôn là điều cần thiết nhất với những người đã điều trị lao phổi khỏi. Để làm được điều đó, bạn cần hạn chế sử dụng các chất có cồn, chất kích thích như rượu, thuốc lá,...bảo vệ cơ thể khỏi những chất gây hại cho đường hô hấp như môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, chất bẩn...Bên cạnh đó, cần xây dựng và duy trì một lối sống sinh hoạt điều độ và khoa học.Bệnh lao phổi có tái phát không? Bệnh hoàn toàn có thể tái phát nhiều lần. Nhưng chỉ cần nắm được các biện pháp phòng tránh thì bệnh lao phổi sẽ không quay lại tìm chúng ta. Mọi bệnh tật đều có thể đẩy lùi nếu bạn quan tâm và chú ý đến sức khỏe của mình. Mong rằng, những kiến thức trên đây sẽ giúp cho những ai đã điều trị bệnh lao phổi khỏi, xua tan được nỗi lo lao phổi tái phát.