Bệnh lao phổi có lây không? Đường lây nào là chủ yếu?
Bệnh lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có ảnh hưởng đến phổi cũng như các bộ phận khác của cơ thể. Nếu như bạn đang thắc mắc bệnh lao phổi có lây không và nếu có lây thì bệnh lao phổi lây thông qua đường nào?
Bệnh lao phổi có lây không? Đường lây nào là chủ yếu?
thì hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây.
Người bị bệnh lao phổi là những người có các biểu hiện ho khạc kéo dài trên hai tuần , kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, kém ăn, gầy sút cân, mệt mỏi. Cũng có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều và đau ngực. Tỷ lệ hơn 90% những người có triệu chứng trên là người bị mắc bệnh lao phổi.
Bệnh lao phổi có lây không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về y tế thì bệnh lao phổi không tồn tại ổ chứa mầm bệnh trong tự nhiên và cũng không qua vật trung gian truyền bệnh. Nguồn bệnh lao chủ yếu từ là những người bị lao phổi, thanh quản, phế quản trong khi ho ra vi khuẩn, khi khạc đờm, ...
Bệnh lao phổi có lây không? Câu trả lời là có.
Vi trùng lao sẽ lây lan nhanh chóng từ không khí vào bên trong của cơ thể khi người bệnh hắt hơi, khạc nhổ, ho, .... Khi cơ địa của bạn đang kém thì chỉ cần hít phải 1 lượng nhỏ vi khuẩn cũng đã nhiễm lao. Chính vì vậy, 1 bệnh nhân bị lao phổi có thể lây nhiễm sang cho khoảng từ 10 – 15 người mỗi năm thông qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Và hơn nữa, nếu như người bệnh không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì tỉ lệ lây lan còn tăng nhanh theo cấp số nhân.
Với những trường hợp người có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt thì sẽ ngăn cản không cho vi khuẩn lao sinh sôi cũng như phát triển. Còn những trường hợp sức đề kháng kém và bị giảm sút ở người phụ nữ mang thai hoặc đang mắc phải bệnh suy giảm như sốt, chóng mặt, suy giảm miễn dịch, cảm cúm, ... đều sẽ nhanh chóng phát bệnh.
Hầu hết người bị nhiễm lao phổi đều không có bất kỳ các triệu chứng cụ thể nào. Vi khuẩn khi đã xâm nhập có thể bất động (hoặc còn gọi là tiềm ẩn) ở trong cơ thể và có thể tác động đến cơ thể sau nhiều năm khi nào hệ miễn dịch trở nên suy yếu.
Sự lo lắng bệnh lao phổi có lây không còn tăng lên khi các yếu tố trên tạo thuận lợi cho bệnh lao phổi càng dễ lây hơn như: bệnh mãn tính, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc, suy dinh dưỡng, bệnh HIV/AIDS và các bệnh ung thư đều có thể gây ra ức chế hệ thống miễn dịch đề kháng, dẫn đến sự lây lan của bệnh lao phổi. Dần dần nhiễm trùng phổi ban đầu lan rộng cho đến tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả cột sống, thận và ảnh hưởng đến cả não.
Bệnh lao phổi lây lan thông qua đường nào?
Theo như các phân tích từ các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn, vi khuẩn lao sẽ tấn công vào phổi của bạn thông qua bốn con đường chính như sau:
- Bệnh lao phổi lây thông qua đường hô hấp
Như đã nói ở trên thì đây được xem là con đường lây lan nhanh nhất và gần nhất để truyền căn bệnh từ người này sang người khác. Chỉ cần bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh lao phổi như trò chuyện, cười đùa là việc bị vi khuẩn xâm nhập rất cao.
Sự truyền nhiễm lây lan còn cao hơn khi mà người bệnh khạc nhổ, ho hay hắt hơi. Những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể người bệnh và hình thành bệnh.
- Bệnh lao phổi lây thông qua đường cọ xát
Ngoài con đường hô hấp trên khiến cho người bệnh lo lắng bệnh lao phổi có lây không thì bệnh có thể lây qua những vết trầy xước, vết thương khi cọ xát. Do vậy, tuyệt đối để không bị lây, thì không nên chủ quan tiếp xúc với người bệnh đang bị lao phổi.
- Lây qua đường sinh hoạt
Ngoài ra bệnh lao phổi lây khi bạn ở chung với người bị mắc bệnh lao phổi và dùng chung đụng với các đồ vật như khăn mặt, bát đũa hoặc thậm chí là ngồi ăn cơm chung. Thì hãy đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra xem bạn có khả năng bị lây bệnh không. Nhưng tỉ lệ lây bệnh là rất cao vì lúc này vi khuẩn rất dễ xâm nhập khi gặp phải điều kiện thích hợp như vậy.
- Bệnh lao phổi lây truyền từ mẹ sang con
Một khi người mẹ đang mang bầu nếu như mắc phải bệnh lao phổi thì rất dễ lây sang cho thai nhi thông qua đường tĩnh mạch rốn, khi trẻ được sinh ra sẽ dễ bị bệnh lao phổi bẩm sinh. Nhưng không phải hoàn toàn 100% đều lây thông qua con đường này. Vì thế người bệnh cần phải thực hiện theo đúng những yêu cầu và chỉ định của bác sĩ chữa trị để giảm thiểu khả năng lây truyền từ mẹ sang con 1 cách tối ưu nhất.
- Bệnh lao phổi lây qua đường tình dục
Thực ra bệnh lao phổi sẽ không lây qua đường quan hệ tình dục nhưng khi quan hệ tình dục, cả hai người sẽ phát sinh các hành vi như hôn sâu, hôn trao đổi qua tuyến nước bọt thì cũng rất dễ gây ra bệnh cho người bạn của mình.
Do đó nếu như không muốn bạn của mình bị lây thì người bệnh cần phải hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này, có thể quan hệ tuy nhiên không hôn. Tốt nhất nếu lo lắng bệnh lao phổi có lây không thì không nên quan hệ tình dục ở trong thời gian này.
Cách để phòng tránh lây nhiễm bệnh lao phổi
Vi khuẩn lao tồn tại rất lâu trong không khí, do đó, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm sau đây được chia thành ba loại sau mà bạn cần tuân thủ chặt chẽ:
Biện pháp hành chính:
- Tại các khu điều trị, nơi có mật độ người bệnh đến khám bệnh lao cao... cần có các quy định và giải pháp phòng chống triệt để nhằm đạt chuẩn an toàn.
- Người bị nghi lao và bệnh nhân bị lao cần phải chuyển sớm đến khu vực cách ly, hoặc là chuyên khoa lao.
- Luôn ưu tiên khám và chuyển người bị lao đi sớm nhằm tránh khỏi môi trường đang có người không bị nhiễm vi trùng lao xung quanh.
- Bắt buộc phải có phòng cách ly giữa những người bệnh cấp cứu và những người bệnh nặng có mắc lao mà chưa có điều kiện để chuyển sang khu vực chống lao.
- Hướng dẫn cụ thể bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống lây nhiễm như không được khạc nhổ bừa bãi...
- Tiến hành thăm khám định kỳ cho nhân viên y tế nhằm giúp phát hiện ra nguồn nhiễm lao sớm nhất.
Biện pháp xử lý môi trường
Bị bệnh lao phổi có dễ lây không, còn phụ thuộc rất nhiều vào cách vệ sinh môi trường của người bệnh:
- Khu vực sinh sống cần được thông gió cho các nơi có mật độ người tập trung cao.
- Luôn tẩy trùng, lau dọn phòng khám và phòng bệnh nhân lưu lại hàng ngày.
- Bố trí khu vực lấy bệnh phẩm đàm tránh xa các chỗ đông người, không được để cho bệnh nhân đi qua nơi đông người lấy bệnh phẩm.
Biện pháp cá nhân:
- Khi tiến hành điều trị lao phổi tại nhà, cần luôn luôn phải đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với bệnh nhân, và rửa tay bằng xà phòng để tiệt trùng sau khám bệnh.
- Bệnh nhân bị nhiễm lao cũng phải đeo khẩu trang khi đi ngang qua chỗ đông người.
- Người bị nghi mắc lao cần được khám và xét nghiệm để có thể phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm ngay từ đầu
- Tiêm phòng BCG cho trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi.
- Thường xuyên giặt, phơi nắng vật phẩm trong phòng bệnh như chăn, chiếu, màn...
- Bệnh nhân lao phổi AFB dương tính cần tránh xa trẻ dưới 5 tuổi, ho khạc đờm đúng chỗ và luôn ở nơi thoáng khí.
Xem thêm:
- Các bài thuốc điều trị bệnh lao phổi bằng đông y hiệu quả
- Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?