Bệnh khiếm thính và những điều cần biết

5,3% dân số thế giới bị khiếm thính. Một số do bẩm sinh, những người còn lại do các tác động từ cuộc sống. Ngày nay, có những thiết bị y tế, phẫu thuật và máy trợ thính để hỗ trợ họ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 trong số những người trên 65 tuổi bị mất thính giác. Hầu hết do trong thời gian mất thính giác họ không được khám và điều trị. Đây là loại phổ ...

Bệnh khiếm thính và những điều cần biết Bệnh khiếm thính và những điều cần biết

5,3% dân số thế giới bị khiếm thính. Một số do bẩm sinh, những người còn lại do các tác động từ cuộc sống. Ngày nay, có những thiết bị y tế, phẫu thuật và máy trợ thính để hỗ trợ họ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 trong số những người trên 65 tuổi bị mất thính giác. Hầu hết do trong thời gian mất thính giác họ không được khám và điều trị. Đây là loại phổ biến nhất của việc khiếm thính vĩnh viễn.

Trong khiếm thính dẫn truyền, tai ngoài hoặc tai giữa không tiếp nhận được âm thanh. Khiếm thính dẫn truyền có thể do ống tai bị ảnh hưởng, màng nhĩ bị rách do chấn thương hoặc nhiễm trùng tai giữa.

Tai trong là đối tượng lây nhiễm các loại virus bao gồm bệnh quai bị, sởi hoặc bất kỳ bệnh kèm theo sốt rất cao dẫn đến khiếm thính.

vicare.vn-benh-khiem-thinh-va-nhung-dieu-can-biet-body-1

1. Các triệu chứng của bệnh khiếm thính

- Tránh các tình huống giao tiếp

- Nói rằng bạn hiểu điều gì đó nhưng bạn không làm theo

- Từ chối thừa nhận bạn bị khiếm thính

- Liên tục tức giận

- Liên tục nói chuyện mà không cần phải lắng nghe

- Chỉ gật đầu với tất cả những câu nói

- Nói nhỏ một mình

- Thường yêu cầu người khác nói lại

- Khó khăn trong việc tương tác nhóm

- Thường bị phản ánh rằng mình nói quá to

Phản ứng ban đầu biểu hiện của người khiếm thính là từ chối tiếp theo là tức giận và đổ lỗi cho người khác. Cao hơn có thể người đó bị trầm cảm.

vicare.vn-benh-khiem-thinh-va-nhung-dieu-can-biet-body-2

2. Cách điều trị khiếm thính

Các biện pháp điều trị khiếm thính như: dùng thuốc, trong những trường hợp nhiễm trùng gây ra mất thính lực; phẫu thuật để chữa tai ngoài, tai giữa và các vấn đề màng nhĩ; dùng máy trợ thính giúp người khiếm thính có thể nghe và giao tiếp.

Máy trợ thính là thiết bị trị liệu hiệu quả cho 90% các trường hợp khiếm thính nhẹ. Máy trợ thính là thiết bị rất tinh vi, phản ánh một sự tiến bộ về kỹ thuật, truyền thông và công nghệ điện tử. Hiện nay trên thị trường có một số thiết bị trợ thính có thể lập trình theo ý muốn.

Bước đầu tiên là người khiếm thính nên chọn một loại máy trợ thính phù hợp. Họ không nên ngần ngại đặt câu hỏi về tính hiệu quả của thiết bị, cách sử dụng...

vicare.vn-benh-khiem-thinh-va-nhung-dieu-can-biet-body-3

3. Cách phòng chống mất thính giác

Điếc và bị điếc có thể không nằm trong sự kiểm soát của chúng ta, nhưng nếu chúng ta biết cách chăm sóc tai và giải quyết các vấn đề về tai trước khi quá muộn thì có thể ngăn chặn được khả năng khiếm thính.

Một bà mẹ có thai kỳ khỏe mạnh sẽ sinh được một đứa con khỏe mạnh và không có bệnh tật. Tương tự trong bất kỳ trường hợp có vấn đề về tai, bạn cần đến bác sĩ thật sớm để được tư vấn khám và điều trị bệnh.

Ngoài ra, tránh xa những âm thanh quá lớn hoặc đeo thiết bị bảo vệ tai trong môi trường ồn ào cũng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về thính giác.

Mr. Bibin Georgie Thomas (*)

(Nguồn: www.practo.com)