Bệnh Kawasaki ở trẻ có tái phát không? Biến chứng, cách chẩn đoán và điều trị

Kawasaki là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh mạch vành ở trẻ em, và cũng là một trong những nguyên nhân gây đột tử và suy mạch vành về lâu dài ở người lớn. Một câu hỏi được đặt ra là bệnh Kawasaki ở trẻ có tái phát không? Biến chứng của bệnh là gì? Cách để chẩn đoán cũng như điều trị bệnh?

Bệnh Kawasaki ở trẻ có tái phát không? Biến chứng, cách chẩn đoán và điều trị Bệnh Kawasaki ở trẻ có tái phát không? Biến chứng, cách chẩn đoán và điều trị

Kawasaki là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh mạch vành ở trẻ em, và cũng là một trong những nguyên nhân gây đột tử và suy mạch vành về lâu dài ở người lớn. Một câu hỏi được đặt ra là bệnh Kawasaki ở trẻ có tái phát không? Biến chứng của bệnh là gì? Cách để chẩn đoán cũng như điều trị bệnh?

Bệnh Kawasaki có thể tái phát không?

Bệnh Kawasaki là tình trạng sưng viêm của các mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim..

Bệnh Kawasaki chỉ xảy ra ở trẻ em; hầu hết các bệnh nhân đều dưới 5 tuổi, chủ yếu là 6-24 tháng. Do nhiều nguyên nhân chưa biết rõ, tỉ lệ mắc bệnh ở nam thường cao hơn gấp hai lần so với ở nữ. Biểu hiện sớm nhất là sốt cao liên tục không giải thích được, có lúc sốt tự khỏi nhưng sau đó tái phát liên tục.

Bệnh xuất hiện trên toàn thế giới cụ thể là ở Mỹ đã phát hiện có 3.000 trường hợp nhiễm bệnh, còn ở Nhật là 4.500 ca bệnh. Trong đó ở Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh. Đặc biệt đây là bệnh có tỷ lệ tái phát cao.

Biến chứng khi mắc bệnh Kawasaki ở trẻ

Nếu không được điều trị, trẻ mắc bệnh Kawasaki sẽ bị tổn thương mạch vành. Đối với hầu hết trẻ mắc bệnh, tổn thương này thường nhỏ và không kéo dài.

Đặc biệt biến chứng tim mạch thường xuất hiện ở giai đoạn cấp (trong vòng 2 tuần từ khi khởi bệnh), bán cấp (sau 4 đến 8 tuần) hoặc giai đoạn di chứng, có thể kéo dài đến 13 năm.

Những biến chứng có thể gặp là tổn thương van tim, cơ tim; thường gặp là thay đổi kích thước động mạch vành, gồm có phình mạch hay hẹp tắc. Tổn thương mạch vành có thể tồn tại cho tới khi trẻ trưởng thành, khiến cho thành động mạch vành trở nên yếu và hình thành túi phình động mạch. Các túi phình động mạch này rất nguy hiểm, chúng có thể cản trở máu chảy tới các cơ tim.

vicare.vn-benh-kawasaki-o-tre-co-tai-phat-khong-bien-chung-cach-chan-doan-va-dieu-tri1

Biểu hiện và chẩn đoán bệnh Kawasaki ở trẻ

Bệnh chủ yếu dựa vào tập hợp các triệu chứng lâm sàng chính sau:

  • Sốt và kích thích thường xuất hiện trước tiên, trong đó sốt có thể kéo dài trên 5 ngày
  • Kết mạc mắt sung huyết, đỏ; thường không chảy dịch, hình thành trong tuần bị bệnh đầu tiên.
  • Môi, miệng, lưỡi sưng đỏ
  • Phát ban thường xuất hiện sớm khi mắc bệnh; ban đỏ toàn thân. Một số bệnh nhân hình thành ban rõ rệt ở vùng háng
  • Các hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng lên, sưng hạch góc hàm

Chẩn đoán chủ yếu bằng siêu âm tim và xét nghiệm máu và điện tâm đồ.

Điều trị bệnh Kawasaki

Trẻ khi bị mắc bệnh Kawasaki nên được điều trị tại bệnh viện. Tại đây trẻ sẽ được sử dụng thuốc để ngăn ngừa sự tổn thương tại vành mạch. Bao gồm:

  • Gamma globulin (IVIG) là phương pháp điều trị hiệu quả trong việc giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương động mạch vành.
  • Liều lượng: Tổng liều 2 g/kg.
  • Truyền tĩnh mạch một lần liên tục trong 10-12 giờ
  • Hoặc truyền tĩnh mạch 400 mg/kg/ngày; liên tục 4-5 ngày
  • Aspirin (ASA) liều cao cũng được cho sử dụng cùng với gamma globulin trong giai đoạn cấp tính của bệnh cho đến khi giảm sốt.
  • Liều (chống viêm): 50 – 80 mg/kg /24 giờ, chia 3 lần.

Thời gian dùng: đến hết ngày thứ 14 của bệnh hoặc sau cắt sốt 3 ngày.

  • Liều duy trì: 3-7 mg/kg/ ngày trong 6-8 tuần hoặc xét nghiệm lắng máu và tiểu cầu về bình thường.

Chỉ định: Khi xác định chẩn đoán bệnh. Nên điều trị sớm, trong 10 ngày đầu của bệnh, tuy nhiên trước 5 ngày dễ mất triệu chứng và tăng tỷ lệ kháng thuốc. Trường hợp chẩn đoán muộn sau 10 ngày mà bệnh nhân còn sốt và xét nghiệm máu còn dấu hiệu viêm tiến triển, hoặc có dấu hiệu giãn động mạch vành vẫn chỉ định truyền IVIG. Không chỉ định IVIG sau tuần thứ 3 nếu hết sốt và không tổn thương động mạch vành hoặc có phình giãn động mạch vành nhưng đã qua tuần 4.

vicare.vn-benh-kawasaki-o-tre-co-tai-phat-khong-bien-chung-cach-chan-doan-va-dieu-tri2

Trường hợp không đáp ứng hay kháng liệu pháp IVIG

  • Kháng thuốc sau điều trị IVIG vẫn sốt cao (>38 độ) liên tục >36 giờ hoặc tái sốt kéo dài 48-72 giờ và tồn tại ≥ 1 triệu chứng chính, kèm biểu hiện viêm không giảm như BC >12.000, tỷ lệ trung tính > 50%; CRP > 30mg/l.
  • Cần xem xét lại chẩn đoán Kawasaki, cũng như tìm nguyên do gây sốt lại khi xác định kháng thuốc.
  • Điều trị thể kháng thuốc:
  • Không đáp ứng lần đầu: Dùng lại IVIG liều 2gr/kg trong 10-12 giờ;

và Aspirine 50 -80 mg/kg/24 h trong 3 ngày sau khi hết sốt.

  • Vẫn không hoặc ít đáp ứng (kháng IVIG): Chỉ định Steroid kết hợp.
  • Liều IVIG 1gr/kg trong 10-12 giờ + Methylprednisolone 30mg/kg/ngày, tĩnh mạch trong 2-3 giờ; Có thể dùng 1 – 3 ngày, hoặc 10 mg /kg/ngày liên tục trong 3 ngày.
  • Trường hợp không thuyên giảm hoàn toàn (rất hiếm), có thể dùng Prednisolone liều thấp (0,5 – 1mg/kg/24h), uống kéo dài 1-2 tháng. Hoặc các thuốc khác : Infliximab; Cytotoxic (cyclophosphamide)

Khám bệnh Kawasaki ở trẻ tại Vinmec Times City

Vì không biết nguyên nhân gây ra bệnh Kawasaki nên không thể phòng ngừa được. Nếu trẻ sốt kèm theo phát ban nổi mẩn đỏ ở da, gia đình nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Tại phòng khám Nhi Đa khoa và chuyên khoa sâu (nội tiết, thần kinh, tim mạch, bệnh nhiệt đới), bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City luôn tiếp nhận và điều trị tất cả các bệnh lý nhi thường gặp & bệnh chuyên khoa sâu: Kawasaki, viêm não, dậy thì sớm, nhiễm khuẩn huyết tụ cầu, hội chứng 4S, hội chứng thực bào máu, loét dạ dày-tá tràng tái phát nhiều đợt, viêm tụy cấp,...

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoàn - Trưởng Khoa Ngoại trú Nhi, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Với 40 năm kinh nghiệm chuyên khoa nhi và là bác sĩ đầu ngành chuyên khoa nội tiết Nhi tại Việt Nam

Trung tâm Nhi được đầu tư bài bản và đầy đủ với hệ thống phòng khám và hệ thống phòng nội trú đạt tiêu chuẩn quốc tế được bố trí tại bệnh viện theo từng khu vực chuyên biệt.

Phụ huynh có thể đặt lịch khám cho trẻ tại đây hoặc liên hệ hotline 0243 9743 556 để được hỗ trợ trực tiếp.

Xem thêm:

  • Bệnh Kawasaki có tái phát không
  • Bệnh Kawasaki ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
  • Tìm hiểu về bệnh kawasaki ở trẻ em