Bệnh Kawasaki có tái phát không

Bệnh kawasaki là bệnh hay gặp ở trẻ em từ 2 - 5 tuổi. Bệnh gây viêm thành mạch động mạch vành, nơi cung cấp máu cho cơ tim... Tuy nhiên bệnh này có thể chữa khỏi. Rất nhiều người quan tâm bệnh Kawasaki có tái phát không?

Bệnh Kawasaki có tái phát không Bệnh Kawasaki có tái phát không

Bệnh kawasaki là bệnh hay gặp ở trẻ em từ 2 - 5 tuổi. Bệnh gây viêm thành mạch động mạch vành, nơi cung cấp máu cho cơ tim. Kawasaki Có thể gây biến chứng viêm cơ tim, hở van 2 lá,... Tuy nhiên bệnh này có thể chữa khỏi. Rất nhiều người quan tâm bệnh Kawasaki có tái phát không? Bệnh Kawasaki là gì? HoiBenh sẽ giải đáp cho các bạn ở bài viết dưới đây.

Bệnh Kawasaki là gì

Bệnh Kawasaki hay còn gọi là hội chứng viêm da niêm mạc hạch bạch huyết (Mucocutaneous). Bệnh gây viêm thành mạch, các động mạch nhỏ và vừa bao gồm các động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. Bệnh còn ảnh hưởng đến màng nhầy trong mũi, miệng và cổ họng, các mạch bạch huyết và da.

HoiBenh.vn-benh-Kawasaki-co-tai-phat-khong-body-2
Kawasaki là hội chứng bệnh viêm da niêm mạc hạch bạch huyết

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh Kawasaki

Một số triệu chứng của bệnh Kawasaki

Giai khởi phát

  • Sốt trên 38,5 độ C, liên tục hơn 5 ngày, kéo dài 1 - 2 tuần
  • Mắt viêm kết mạc, đỏ, không có gỉ cả hai bên mắt
  • Phát ban ở một vùng của cơ thể, có phát ban cả vùng sinh dục.
  • Môi khô, nứt nẻ, môi đỏ
  • Lưỡi sưng, đỏ, nổi gai “ lưỡi dâu tây ’’ (strawberry tongue)
  • Lòng bàn tay, lòng bàn chân sưng, đỏ
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ, sưng hạch góc hàm ( >1,5 cm) và một số nơi khác. Hạch này không hóa mủ

Giai đoạn toàn phát

  • Lột da bàn tay, bàn chân, đặc biệt là các ngón tay, ngón chân. Bóc lột dạng tấm lớn.
  • Đau mỏi khớp
  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa nhiều
  • Đau bụng

Giai đoạn lui bệnh

Các dấu hiệu, triệu chứng bắt đầu biến mất, trừ trường hợp có biến chứng bệnh.

Trong giai đoạn cấp của bệnh có thể thấy các tổn thương thực thể tại tim, thành động mạch có thể mất thuôn, giãn nhẹ, phình động mạch vành... Bệnh Kawasaki gây tràn dịch màng tim, hở van 2 lá, chức năng tâm thu thất trái giảm...

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Kawasaki

Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh Kawasaki, nhưng họ đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh.

Tuổi

Trẻ em có độ tuổi từ 2 -5 tuổi, rất dễ bị bệnh Kawasaki. Theo thống kê, độ tuổi này mắc bệnh Kawasaki cao hơn các lứa tuổi khác.

Giới

Tỷ lệ bé trai mắc bệnh này cao hơn các bé gái

Dân tộc, châu lục

Những người dân gốc châu Á hoặc sống ở châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc... có số ca mắc bệnh này cao hơn hẳn những khu vực khác.

HoiBenh.vn-benh-Kawasaki-co-tai-phat-khong-body-3
Bệnh kawasaki có nhiều biểu hiện đặc trưng

Bệnh Kawasaki có tái phát không

Sau khi nghiên cứu bệnh kawasaki là gì, nhiều người băn khoăn làm sao để phát hiện bệnh sớm khi Bệnh Kawasaki có các triệu chứng rất dễ nhầm với nhiều bệnh khác, có thể nhầm lẫn với sốt thường hay sốt Virus, viêm mắt đỏ... Nên có thể nhiều mẹ sẽ chủ quan để con ở nhà, tự điều trị mà không đưa đi khám. Đã có trường hợp, bệnh tự lành khiến các mẹ chủ quan.

Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm, bệnh kawasaki có tái phát trở lại. Thậm chí, bệnh tái đi tái lại, gây biến chứng nặng trên cơ tim, van tim, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Trong trường hợp con mình bị mắc Kawasaki, khỏi rồi mẹ cũng nên cẩn thận hơn. Cho con đi khám lại thường xuyên. Hãy đưa con đi khám lại, định kỳ 6 tháng một lần. Cần dùng thuốc điều trị liên tục. Đừng tự ý bỏ thuốc của con khi đã thấy con khỏe lại.

  • Đối với bệnh nhân tổn thương động mạch vành vẫn sẽ phải tiếp tục dùng Aspirin liên tục trong 2 tháng đầu, để chống viêm, giảm ngưng tập tiểu cầu. Trường hợp bệnh nhân có động mạch vành giãn nhiều hoặc hẹp nhiều, thì phải dùng Heparin, kháng Kali để phòng tránh nghẽn động mạch vành, suy vành và nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh nhân mắc kawasaki Vẫn phải siêu âm để đánh giá Động mạch vành trong tuần thứ 4, tuần thứ 8 và sau 6 tháng, sau khi triệu chứng thực thể thuyên giảm.
  • Trong 2 tháng đầu, bệnh nhân phải được kiểm tra lại công thức máu, đo tốc độ máu lắng (Vss).

Giai đoạn biến chứng, có thể sẽ gặp ở giai đoạn cuối, giai đoạn lui bệnh. Nên mọi người hãy cẩn thận hơn với bệnh, đi khám định kỳ để kiểm tra thường xuyên, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Biến chứng bệnh Kawasaki

Bệnh này có thể chữa được khỏi, tỷ lệ biến chứng của bệnh cũng khá thấp, nhưng không phải là không có. Bệnh kawasaki thường gây ra các biến chứng:

  • Phình giãn động mạch vành, suy động mạch vành mãn tính
  • Nhồi máu cơ tim
  • Viêm cơ tim
  • Hở van 2 lá
  • Loạn nhịp tim, nhịp tim bất thường
  • Viêm mạch máu, viêm động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim
  • Một tỉ lệ nhỏ, viêm động mạch vành dẫn đến tử vong

Kawasaki là bệnh lý gây viêm thành mạch, đặc biệt ở động mạch vành. Bệnh kawasaki có tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Mặc dù bệnh này có thể chữa được khỏi, nhưng các mẹ cũng nên đưa con đi khám lại thường xuyên, để phòng tránh những biến chứng muộn sau khi khỏi bệnh.

Xem thêm:

  • Phân biệt viêm da do bệnh zona thần kinh và kiến ba khoang chính xác
  • Chàm sữa- viêm da cơ địa bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
  • Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?