Bệnh hoang tưởng lo lắng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tưởng hay còn gọi là hoang tưởng lo lắng là tình trạng luôn luôn bận tâm, ám ảnh quá mức về việc mình đang mắc phải những căn bệnh nan y, nghiêm trọng. Vậy căn bệnh này nguy hiểm như thế nào?

Bệnh hoang tưởng lo lắng nguy hiểm như thế nào? Bệnh hoang tưởng lo lắng nguy hiểm như thế nào?

Bạn biết gì về bệnh hoang tưởng lo lắng?

Bệnh tưởng là tình trạng luôn luôn bận tâm, ám ảnh quá mức về việc mình đang mắc phải những căn bệnh nan y, nghiêm trọng. Người bệnh không tiếc thời gian để đến bệnh viện gặp bác sĩ với hy vọng xác nhận nỗi hoài nghi về bệnh của mình, xin được làm nhiều xét nghiệm chẩn đoán và tìm mọi cách để điều trị nhưng trên thực tế là cơ thể họ hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh tưởng thường đi kèm các rối loạn tâm thần khác như lo âu, rối loạn trầm cảm và ám ảnh cưỡng chế.

Triệu chứng thường gặp nhất đó bao gồm mối bận tâm quá mức với bệnh tật, hiểu sai về các triệu chứng từ cơ thể mình và sự sợ hãi bản thân mắc bệnh trầm trọng mặc dù đã được bác sĩ xác nhận là không có bệnh. Liên tục nói về các triệu chứng hoặc các bệnh nghi ngờ với gia đình và bạn bè. Ám ảnh nghiên cứu y tế. Thường xuyên kiểm tra cơ thể cho các vấn đề, chẳng hạn như cục u hoặc vết loét. Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu quan trọng, chẳng hạn như mạch hoặc huyết áp. Suy nghĩ có một bệnh sau khi đọc hoặc nghe về nó.

vicare.vn-benh-hoang-tuong-lo-lang-3

Người bị hoang tưởng lo lắng thường bận tậm quá mức tới bệnh tật...

Bệnh hoang tưởng lo lắng nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân bệnh: Không rõ ràng lý do tại sao một số người đang bị áp đảo bởi những nhận thức sai lầm rằng họ có một bệnh lớn, không được chẩn đoán vấn đề sức khỏe. Người ta cho rằng nhân cách, kinh nghiệm sống, sự giáo dục và những đặc điểm thừa hưởng tất cả có thể đóng một vai trò tác động tạo nên tình trạng đó.

Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Rủi ro y tế liên quan với các thủ tục y tế không cần thiết.

Trầm cảm, Rối loạn lo âu, Quá tức giận và thất vọng, Lạm dụng chất.

Bệnh thần kinh có thể được áp đảo và vô hiệu hoá. Có thể trở nên ám ảnh với việc tìm kiếm một nguyên nhân các triệu chứng thể chất mà nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Thường xuyên có thể không làm việc học. Sức khỏe có thể được tất cả những gì có thể nghĩ đến hay nói về bệnh của mình, có thể gây khó chịu cho gia đình và bạn bè.

Khi người bệnh có các dấu hiệu bất thường, nên được đưa tới các cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và điều trị sớm.

vicare.vn-benh-hoang-tuong-lo-lang-3

Bệnh hoang tưởng lo lắng có nguy hiểm?

Tư vấn của bác sĩ về lo lắng nghi hoang tưởng

Bạn đọc giấu tên gửi tới HoiBenh thắc mắc như sau: Em sinh năm 97, 1 năm trước em bị 1 vật nhọn không rõ đó là gì quẹt phải (không chảy máu gì cả, em có được giải đáp là không sao cả) nhưng về nhà thì suy nghĩ lung tung, nhưng do quá trình học tập nên em không có thời gian suy nghĩ nữa. Đến hè này thì em lại suy nghĩ lung tung, lên mạng đọc thông tin đâm ra sợ. Nên 2 tháng trước em có lên Sở Y tế Phòng chống HIV của tỉnh xét nghiệm, kết quả thì không sao cả. Về nhà, thì em yên tâm rồi. Nhưng sau đó vài bữa em đi hớt tóc, thấy chú hớt tóc cạo mặt em (không chảy máu), tự nhiên lại sợ dao cạo có gì, em có hỏi chú là dao mới hay cũ chú nói là dao mới, nhưng em không có tận mắt. Về nhà thì lại bắt đầu suy nghĩ, lên mạng đọc thông tin thì càng lo hơn. Sau đó lại nhớ ra em có nặn mụn bằng cây nặm mụn của anh hai (chảy máu nhiều) (chỉ có 2 anh em xài thôi) thì lại thêm 1 vấn đề thêm lo nữa. Hai năm nay em vẫn đi hớt tóc ở đấy và nặn mụn bằng cây nặn của anh hai, chẳng biết sao lại sợ nữa. Những hôm qua, ngồi ở nhà em lại hoang tưởng ra sợ lúc lấy máu đi xét nghiệm, không biết người ta xài kim tiêm mới hay cũ nữa. Hiện tại em rất stress, có nhiều lúc em suy nghĩ tiêu cực vô cùng, mặc dù em đều được giải đáp là không có vấn đề gì cả. Có phải em bị hoang tưởng không mọi người? Cứ suy nghĩ là sẽ tìm ra thêm nhiều trường hợp xấu. Gần đây em có 1 người bạn vừa mới mất, lại càng làm em thêm đau buồn và hoang mang nữa!

Dưới đây là một số giải thích và tư vấn của bác sĩ Chu Văn Điểu về thắc mắc của bạn đọc trên:

Cháu sinh năm 1997 như vậy năm nay cháu 17 tuổi. Đây là lứa tuổi có nhiều sự biến động trong phát triển cơ thể và tâm lý. Đặc biệt có sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể vì thế mà ở giai đoạn này cũng phát sinh nhiều bệnh có liên quan đến tâm thần và tâm lý.

Theo các hiện tượng mà cháu kể, từ các hiện tượng có thật bên ngoài dẫn tới các suy nghĩ trong đầu của cháu bác nghĩ nó hoàn toàn mất sự tương quan. Ví dụ cháu chỉ bị quẹt nhẹ không chảy máu nhưng cháu cũng suy nghĩ và lo lắng quá mức đến nỗi phải đi xét nghiệm HIV, việc lấy máu làm xét nghiệm bao giờ cũng sử dụng kim tiêm nhựa 1 lần rồi bỏ đi nhưng cháu lại lo lắng là họ sài kim mới hay kim cũ. Rồi việc đi hớt tóc, tất nhiên là phải cạo mặt và cạo mặt không chảy máu như cháu lại lo lắng mặc dù đã được người cắt tóc trả lời là sử dụng dao mới. Rồi một vấn đề nữa là sử dụng cây nặm mụn của anh hai tuy nhiên có chảy máu nhưng anh hai có bệnh gì thì cháu đã biết rõ rồi, việc đó cũng làm cho cháu lo sợ. Tất cả những sự việc đã diễn ra đã trở nên stress và những ý nghĩ tiêu cực đối với cháu mặc dù đã được giải đáp và giải thích rõ ràng nhưng không làm mất đi những suy nghĩ nghi ngờ và lo lắng thiếu căm cứ ở cháu.

Với một người bình thường không bao giờ họ quá bận tâm và lo lắng những chuyện không cần thiết đó khi mà đã được giải thích một cách rõ ràng, đúng không? Những gì không bình thường là bất thường, mà bất thường là bệnh lý cháu có thừa nhận vậy không? Theo bác đúng như cháu đã tự nhận xét và tự đánh giá các suy nghĩ của cháu là hoang tưởng. Hoang tưởng là những suy nghĩ hay phán đoán bị sai lệch không phù hợp với thực tại khách quan, hoang tưởng chỉ có ở người bệnh tâm thầm, hoang tưởng không tự mất đi mà chỉ mất đi nhở thuốc điều trị đúng theo chuyên khoa. Theo bác cháu nên tới phòng khám tâm thần để khám sớm có hướng điều trị tốt cho sức khoẻ của cháu.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh hoang tưởng như thế nào?