Bệnh hở van tim có những loại nào?

Bệnh nhân hở van tim giai đoạn đầu thường không biểu hiện các triệu chứng rõ ràng, do đó khó phát hiện bệnh. Bệnh hở van tim có thể biến chứng gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Để biết thêm về nguyên nhân triệu chứng cách điều trị hiệu quả bệnh hở van tim,..các bạn có thể tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Bệnh hở van tim có những loại nào? Bệnh hở van tim có những loại nào?

Van tim được ví như cánh cửa ngăn cách các buồng tim, van sẽ đóng lại khi máu được bơm khỏi buồng tim. Tim gồm 4 van: Van ba lá, van hai lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Khi van tim bị hở, một thể tích máu sẽ bị trào ngược lại buồng tìm phía trước làm thiếu hụt máu bơm đi khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bù lại lượng máu thiếu hụt.

Phân biệt các bệnh hở van tim theo từng loại van tim

Có 4 loại bệnh hở van tim:

Hở van tim 2 lá

Van 2 lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, van có 2 cánh mỏng, giúp máu chảy theo một chiều từ nhĩ xuống thất và đóng kín khi tâm thất bơm máu vào hệ tuần hoàn chung. Bệnh hở van tim 2 lá trạng thái van không đóng chặt, máu phun ngược lại buồng tâm nhĩ làm thiếu máu trong vòng tuần hoàn chung, không cung cấp đủ máu đi nuôi các cơ quan khác, xuất hiện các triệu chứng hở van tim.

vicare.vn-benh-ho-van-tim-co-nhung-loai-nao-body-1

Hở van tim 3 lá

Van 3 lá phân cách giữa tâm nhĩ phải và tâm thất, giúp máu chỉ di chuyển một chiều từ buồng nhĩ phải tới thất phải. Bệnh hở van 3 lá là tình trạng van không thể đóng kín, khiến máu trào ngược một phần về buồng nhĩ phải, gây ứ máu, buồng tim phình rộng lâu ngày dẫn đến suy tim.

Hở van động mạch chủ

Van động mạch chủ phân cách giữa tâm thất trái và động mạch chủ, hở van động mạch chủ là trạng thái van không thể đóng kín, khiến một thể tích máu trào ngược trở về buồng thất trái.

Hở van động mạch phổi

Van động mạch phổi nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi, hở van động mạch phổi làm máu bị phụt ngược trở lại tâm thất phải.

Thang phân chia mức độ nặng của bệnh hở van tim

Ở từng loại bệnh hở van tim được đánh giá theo mức độ nặng nhẹ khác nhau như: hở van nhẹ (1/4), hở van trung bình (2/4), mức độ nặng (3/4) và hở van tim rất nặng (4/4).

Cụ thể như sau:

vicare.vn-benh-ho-van-tim-co-nhung-loai-nao-body-2
vicare.vn-benh-ho-van-tim-co-nhung-loai-nao-body-3

Một số nguyên nhân gây ra bệnh hở van tim

  • Sa van hai lá: van và dây chằng hỗ trợ van suy yếu, van bị phình khi tâm thất co bóp, tình trạng kéo dài dẫn đến hở van 2 lá. Tỷ lệ mắc bệnh là 1/20 người, phổ biến ở phụ nữ.
  • Tuổi cao: tuổi tác làm van tim dễ thoái hóa và tích tụ calci do lão hóa khiến các lá van dày khó đóng kín. Chấn thương hay tuổi tác cũng là dây chằng van 2 lá tổn thương dẫn đến hở van 2 lá.
  • Bệnh tim và các rối loạn khác: Tăng huyết áp ( tăng huyết áp động mạch phổi gây hở van 3 lá), hẹp van động mạch phổi, xơ vữa động mạch, di chứng sau nhồi máu cơ tim...
  • Bệnh thấp khớp cấp (thấp tim): hở van tim xuất hiếu sau một biến chứng sau nhiễm liên cầu khuẩn Streptococus. Đầu tiên có thể xuất hiện các triệu chứng viêm họng, hệ miễn dịch đề kháng với vi khuẩn và cũng như đề kháng với các tế bào cơ tim.
  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn hoặc nhồi máu cơ tim: gây tổn thương trực tiếp các mô của van tim 2 lá
  • Dị tật tim bẩm sinh...
  • Một số các nguy cơ ít gặp khác: thuốc và chế độ ăn kiêng, rối loạn tự miễn dịch, hội chứng carcinoid,hội chứng Marfan, rối loạn chuyển hóa, xạ trị...

Triệu chứng ở bệnh nhân bị hở van tim

Người bệnh hở van tim mức độ nhẹ thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng khó nhận biết, trường hợp bệnh nặng làm giảm lưu lượng máu bơm trong hệ tuần hoàn chung, gây ra các triệu chứng suy tim sung huyết như:

  • Ho khan: ho nhiều xuất hiện về đêm gây khó ngủ, người bệnh không nằm ngửa được, có thể ho ra bọt màu hồng (trường hợp hở van 2 lá.
  • Khó thở: khó thở khi nằm hoặc khi gắng sức và khi bắt đầu tập thể dục nguyên nhân do máu bị tắc nghẽn ở các mao mạch phổi, dễ ngất khi hoạt động liên tục
  • Đau thắt ngực: nguyên nhân do lượng máu về động mạch vành bị giảm.
  • Tim đập nhanh hơn bình thường, đánh trống ngực, hồi hộp.
  • Bàn chân hoặc mắt cá chân bị phù
  • Tiểu về đêm
  • Bệnh nhân hở van 3 lá tiến triển nặng thường gặp các triệu chứng như: mệt mỏi khi gắng sức, hồi hộp tim đập mạnh, trống ngực, lo lắng, gan to, mạch cổ nhanh và mạnh, đau tức ngực,...
  • Tăng cân nhanh: tăng 2 - 3 kg trong vài ngày.

Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?

Hở van tim nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm:

  • Suy tim: hở van tim làm thiếu hụt lượng máu đi nuôi cơ quan trong cơ thể, do đó tim phải tăng cường co bóp để bổ sung lượng máu bị thiếu, lâu ngày dẫn đến suy tim.
  • Biến chứng từ cục máu đông: nguyên nhân do máu bị ứ đọng tại các buồng tim, cục máu đông có thể di chuyển lên não gây tai biến mạch máu não, gây tắc mạch vành nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ..
  • Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, nhịp nhanh thất...
  • Viêm nội tâm mạc lây lan từ nhiễm trùng van tim
  • Tăng áp lực động mạch phổi,..

Các xét nghiệm chẩn đoán hở van tim

Để chẩn đoán bệnh và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, các xét nghiệm có thể được thực hiện như:

  • Nghe tim bằng ống nghe: bác sĩ có thể nghe được các âm thanh bất thường trong tim
  • Chụp X quang: đánh giá hình dạng, kích cỡ của tim
  • Chụp cộng hưởng từ: cho phép bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của hở van.
  • Siêu âm tim: dựa vào hình ảnh đánh giá được cấu trúc tim và cách các van tim hoạt động
  • Điện tâm đồ: hình ảnh điện tâm đồ cho phép xác định nhịp tim bất thường, tổn thương trong tim
vicare.vn-benh-ho-van-tim-co-nhung-loai-nao-body-4

Điều trị hở van tim

Sử dụng thuốc

Đối với bệnh nhân hở van tim ở mức độ nhẹ, trung bình và đã xuất hiện triệu chứng, bác sĩ thường chỉ định các thuốc điều trị triệu chứng:

  • Thuốc giãn mạch, hạ huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc chống loạn nhịp tim

Bệnh trở nặng ở mức hở van tim 3/4 hay 4/4 kèm theo triệu chứng suy tim cần được chỉ định phẫu thuật, các loại phẫu thuật hở van như:

  • Sửa chữa van: thủ thuật khâu các mép van bị tổn thương giúp van đóng khít hơn, người bệnh có thể sớm hồi phục sau khi sửa van, tuy nhiên phẫu thuật sửa van không phải lúc nào cũng thành công do mép van có thể bị hở quá rộng.
  • Thay van tim: van tim được thay thế có thể là van sinh học (được lấy từ lợn, bò hay từ người hiến tạng), van tim nhân tạo (nguyên liệu làm từ nhựa, titan,..). Tuy van nhân tạo có hạn sử dụng dài hơn và không cần phải chờ đợi nguồn ghép tạng nhưng để phòng tác dụng phụ bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc chống thải ghép và thuốc chống đông như suốt đời.

Xem thêm:

  • Bị bệnh hẹp van tim nên mổ ở viện nào tại Hà Nội?
  • Thông tin cần biết về bệnh hở van tim 2 lá
  • Những điều cần biết về căn bệnh hở van tim 3 lá