Bệnh hở van tim có chữa được không?

Hở van tim là tình trạng van không thể đóng kín, máu trào ngược trở lại buồng tim khiến lượng máu bơm đi bị thiếu hụt. Hở van tim có nguy hiểm không? Bệnh hở van tim có chữa được không? Đây là những trăn trở của không chỉ riêng người bệnh mà còn cả đối với người thân của họ khi đứng trước căn bệnh này.

Bệnh hở van tim có chữa được không? Bệnh hở van tim có chữa được không?

Hở van tim là tình trạng van không thể đóng kín, máu trào ngược trở lại buồng tim khiến lượng máu bơm đi bị thiếu hụt. Hở van tim có nguy hiểm không? Bệnh hở van tim có chữa được không? Đây là những trăn trở của không chỉ riêng người bệnh mà còn cả đối với người thân của họ khi đứng trước căn bệnh này.

Hở van tim có nguy hiểm không?

Trái tim có thể đảm bảo cho máu lưu thông một chiều nhất định là nhờ hệ thống 4 van bao gồm van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Hở van tim là tình trạng van không thể đóng kín, máu trào ngược trở lại buồng tim khiến lượng máu bơm đi bị thiếu hụt.

Trong giai đoạn đầu, buồng tim có xu hướng giãn ra để tống máu đi được nhiều hơn, cơ chế bù trừ này khiến cho người bệnh hở van nhẹ không xuất hiện triệu chứng. Nhưng khi hở van tim nặng sẽ khiến lượng máu cung cấp đi nuôi cơ thể không đủ, dẫn tới một loạt các vấn đề như mệt mỏi, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh... nguy hiểm hơn có thể gây phù, suy tim.

Để đánh giá mức độ hở van tim, người ta phân thành 4 mức độ từ 1/4 cho đến 4/4, nếu mức độ hở từ 2/4 trở lên là nguy hiểm, còn hở van 1/4 thì không đáng kể. Riêng đối với hở van động mạch chủ 1/4 thì lại nguy hiểm hơn vì van tim này kiểm soát lưu thông máu từ tim bơm đi nuôi toàn cơ thể.

vicare.vn-benh-ho-van-tim-co-chua-duoc-khong-body-1

Như vậy, tùy vào loại van hở, mức độ hở, kích thước buồng tim, có xuất hiện rối loạn nhịp tim hay không, các bệnh mắc bệnh kèm khác như tăng huyết áp, tiểu đường... thì mới có thể đưa ra đánh giá Hở van tim có nguy hiểm không. Với những ca hở van tim nặng, hở van tim không được điều trị thì có thể có một số biến chứng nặng như:

  • Suy tim: Cơ tim bị giãn rộng lâu ngày sẽ trở nên yếu đi, lực co bóp tống máu không đủ, tình trạng này được gọi là suy tim
  • Cục máu đông: Máu bị dồn ứ tại các buồng tim là cơ hội để hình thành nên cục máu đông, chúng di chuyển đến các vị trí khác gây tắc mạch dẫn tới đột quỵ não, nhồi máu cơ tim...
  • Rối loạn nhịp tim: Các buồng tim giãn rộng có thể gây rối loạn nhịp tim, nguy hiểm nhất là rung nhĩ làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông
  • Tăng áp động mạch phổi: thường gặp ở người bị hở van 2 lá và hở van động mạch chủ. Người bị tăng áp lực trên động mạch phổi thường có biểu hiện phù chi, da xanh, đau ngực, mệt mỏi, chướng bụng...

Hở van tim điều trị như thế nào?

Hiện nay bệnh hở van tim có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim và thay đổi lối sống. Nếu người bệnh tuân thủ điều trị, thường có tiên lượng tốt và có thể chung sống hòa bình với bệnh. Về cách điều trị bệnh hở van tim, tùy vào loại hở van tim, từng giai đoạn phát hiện bệnh sớm hay muộn mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.

Hầu hết các vấn đề về van tim có thể được điều trị bằng thuốc, can thiệp hay phẫu thuật sửa chữa, thay thế. Tùy vào nguyên nhân gây hở van, các triệu chứng của bệnh (mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực), mức độ ảnh hưởng của van tim đến chức năng co bóp của tim, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh cụ thể.

1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị không làm cho van tim hết hẹp, hở nhưng có thể kiểm soát hoặc làm giảm các triệu chứng, giảm gánh nặng cho tim và làm chậm tiến triển của bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng là thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông...

2. Can thiệp hoặc phẫu thuật

Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tim mở hay can thiệp tim qua da sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên mức độ tổn thương van. Phẫu thuật thường được áp dụng với các trường hợp cần thay van tim.

Can thiệp qua da được áp dụng với các trường hợp hẹp van tim hoặc khuyết tật van tim bẩm sinh. Thay van tim qua da (không mổ) là một kỹ thuật hiện đại nhưng chi phí khá cao và đòi hỏi bác sĩ có tay nghề giỏi.

Một số hình thức phẫu thuật hở van tim:

  • Phẫu thuật sửa van tim: Với các van bị hở, bác sĩ sẽ dựa vào cơ chế gây hở để có cách can thiệp khác nhau như: cắt, khâu... giúp các lá van khép kín với nhau.
  • Thay van tim nhân tạo: Những bệnh nhân có van tim bị tổn thương nặng, phẫu thuật sửa van tim cũng không còn hiệu quả thì cần phải cắt bỏ van tim và thay thế bằng van tim nhân tạo. Van được dùng để thay thế có thể là van cơ học hoặc van sinh học tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ...

Bệnh hở van tim có chữa được không?

Phần lớn các trường hợp bệnh hở van tim khó chữa khỏi được hoàn toàn. Việc điều trị phụ thuộc vào từng giai đoạn phát hiện bệnh và nguyên nhân gây hở van tim.

Nếu hở van tim xảy ra do cơ tim bị giãn, thì khi điều trị tim nhỏ lại, van sẽ hết hở. Nhưng nếu van tim hở do dây chằng của van tim quá dài hoặc bị đứt thì không thể trị hết, nhưng vẫn phải điều trị để bệnh không tiến triển nặng thêm và không dẫn đến suy tim.

Bệnh hở van tim nếu nguyên nhân là do bệnh thấp tim thì cũng là tổn thương vĩnh viễn, không thể hồi phục. Nếu van tim bị tổn thương ít và người bệnh kiểm soát tốt bệnh thấp tim bằng cách dùng thuốc đề phòng tái phát, thì bệnh hở van tim sẽ không tiến triển nặng thêm. Nhưng nếu để bệnh thấp tim tái phát lại sẽ càng làm van tim bị tổn thương nặng hơn.

vicare.vn-benh-ho-van-tim-co-chua-duoc-khong-body-2
Bệnh hở van tim có chữa được không?

Lối sống lành mạnh cho người bệnh hở van tim

Khi mắc bệnh hở van tim hoặc đã được điều trị bằng cách sửa chữa hay thay thế van, điều quan trọng nhất sau đó là để bảo vệ mình khỏi các vấn đề về tim có thể gặp trong tương lai.

1. Lối sống lành mạnh

  • Bạn nên ăn giảm muối, tốt nhất nên ăn dưới 3g muối mỗi ngày
  • Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt...
  • Hạn chế ăn các loại chất béo như thịt đỏ, mỡ động vật, thực phẩm chế biến qua dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì để giảm bớt gánh nặng cho tim
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức như yoga, thiền, đi bộ nhẹ, đạp xe...
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo nghĩ quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch
  • Khám sức khỏe tim mạch định kỳ ít nhất 1 lần/năm
  • Tiêm phòng cúm vào mùa thu và giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, giữ vệ sinh răng miệng để tránh các bệnh nhiễm khuẩn có thể dẫn tới biến chứng viêm nội tâm mạc, tổn thương van tim
  • Không hút thuốc; hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê vì có thể làm tăng rối loạn nhịp tim
  • Không uống cà phê, không uống rượu và các chất kích thích vì có thể làm nặng thêm rối loạn nhịp
  • Tránh hoạt động gắng sức
vicare.vn-benh-ho-van-tim-co-chua-duoc-khong-body-3
Chạy bộ nhẹ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe

2. Thói quen ăn uống tốt cho người hở van tim

Trái cây và rau quả tươi

Trái cây và rau quả nhiều màu sắc chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Chúng giúp giảm cholesterol máu, chống oxy hóa, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể và ngăn ngừa hở van tim tiến triển.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm hấp thu cholesterol, làm lòng mạch máu thông thoáng, đồng thời ít gây tăng đường huyết sau bữa ăn. Có thể lựa chọn các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như: gạo còn nguyên cám (gạo lứt), các loại đậu (đậu xanh, đậu đen...), yến mạch.

Sử dụng gia vị đúng cách

Gia vị không chỉ làm tăng hương vị cho món ăn, nhiều loại gia vị còn có tác dụng giảm mỡ máu, tăng lưu thông máu, giảm áp lực lên van tim. Một số gia vị tốt cho hệ tim mạch: Tỏi, hạt tiêu, bột quế, nghệ. Người mắc bệnh tim mạch nên sử dụng thường xuyên những gia vị này.

Thực phẩm giàu kali

Kali là một khoáng chất quan trọng giúp kiểm soát huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Vì vậy, việc bổ sung kali trong bệnh hở van tim là rất cần thiết. Bạn có thể tìm thấy nguồn kali tuyệt vời ở trong chuối, mận chín, lê, cam, nho...

Sữa ít béo

Sữa giàu hàm lượng vitamin như A, C, D tốt cho tim. Bạn chỉ nên dùng những loại sữa ít chất béo (chứa 1% chất béo) như sữa chua, sữa hữu cơ, sữa đậu nành, sữa gạo...

Xem thêm:

  • Cách điều trị bệnh hở van tim
  • Bệnh hở van tim có những loại nào?
  • Bệnh hở van tim: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả