Bệnh hen suyễn ở trẻ em và cách điều trị
Hen suyễn ở trẻ chính là căn bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi này. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì có tới 7% đến 10% trẻ em mắc bệnh này và số ca mắc bệnh tăng lên mỗi năm. Đây là căn bệnh hô hấp mãn tính vì thế không thể điều trị hoàn toàn, mà bệnh chỉ điều trị và kiếm soát các triệu chứng bệnh, giảm đi các biến chứng và hậu quả mà hen suyễn mang lại cho trẻ. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẽ với quý độc giả những mẫu thông tin hữu ích về bệnh hen suyễn trẻ em và cách chữa bệnh hen suyễn ở
Bệnh hen suyễn ở trẻ em và cách điều trị
Hen suyễn ở trẻ chính là căn bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi này. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì có tới 7% đến 10% trẻ em mắc bệnh này và số ca mắc bệnh tăng lên mỗi năm. Đây là căn bệnh hô hấp mãn tính vì thế không thể điều trị hoàn toàn, mà bệnh chỉ điều trị và kiếm soát các triệu chứng bệnh, giảm đi các biến chứng và hậu quả mà hen suyễn mang lại cho trẻ.
Trong bài viết ngày hôm nay, HoiBenh sẽ chia sẽ với quý độc giả những thông tin hữu ích về bệnh hen suyễn ở trẻ em và cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em.Hen suyễn là gì?
Hen suyễn ở trẻ em là một căn bệnh viêm mãn tính ở đường thở, và là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức khi mắc phải ở trẻ nhất là hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
Đây là căn bệnh viêm mãn tính ở đường dẫn khí gây nên các chứng phù nề và chít hẹp đường thở dấn tới việc khó thở và thở khò khè. Và khi gặp tác nhân kích thích phù hợp thì phế quản sẽ phù nề, bị co thắt và chứa chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bé lên cơn ho, khó thở hoặc thở khò khè.Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em rất nhiều, tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia thì những nguyên chính là do: yếu tố di truyền, thời tiết thay đổi, môi trường sống, vi khuẩn gây hại, thức ăn....
Khi các tác nhân gây bệnh này kích thích lên bộ phận phế quản thì chúng gây ra phản ứng viêm họng, đây chính là triệu chứng đầu tiên của bệnh hen suyễn. Lúc đó phế quản bị sưng và phù nề cùng với sự tiết ta nhiều của chất nhầy khiến cho các mô bị tắc nghẹt trong phế quản gây ra từng đợt ho. Trong các cơn ho cấp tình nếu xảy ra tình trạng thắt phế quản thì có thể gây ra tình trạng khó thở và nhiều phản ứng khác, lúc này trẻ nhỏ đã bị hen suyễn.Mức độ của bệnh lý
Khi trẻ mắc phải bệnh hen suyễn, các cơn hen xảy ra thông thường sẽ có các mức độ sau đây:
- Mức độ 1: Thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường. Vì lúc này cơn hen ngắt quãng nhẹ.
- Mức độ 2: Cơn hen lúc này dai dẳng nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
- Mức độ 3: Các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
- Mức độ 4: Các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.
>>> Xem thêm: Bệnh hen suyễn có lây không và nhận biết thế nào?
Những trường hợp hen ác tính, các cơn hen liên tiếp xảy ra hàng ngày, thường nặng hơn về chiều và đêm. Trẻ bị mắc bệnh hen thường khó thở, không sốt, không lây.
Bệnh hen tiến triển rất thất thường; một số trường hợp ổn định sau khi trẻ trên 5 – 6 tuổi, nhưng có những trường hợp bị tái phá lại sau 15 năm hoặc sau 20 – 30 năm. Nếu bệnh được phát hiện sớm và được điều trị dự phòng hiệu quả thì sẽ làm giảm đáng kể tần suất hen khi lớn, nhất là các thể hen nặng
Cách điều trị hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh thường xuyên diễn ra và đây cũng là mùa có nhiều trẻ bị mắc bệnh nhất. Bởi đây là mùa mà thời tiết thay đổi thất thường, môi trường không ổn định.... Đây là căn bệnh không ổn định và nó có thể tự khỏi sau một thời gian hoặc có thể sử dụng thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên để điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em hiệu quả nhất đó chính là phòng tránh bệnh cho trẻ ngay từ đầu.
Khi trẻ lên cơn hen, thì tốt nhất khám bác sĩ để khẳng định chắc chắn đó có phải bệnh nhân mắc bệnh hen hay không để có hướng xử lý kịp thời. Nếu được chuẩn đoán dự phòng lên cơn hen, thì nên xử lý các cơn hen tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để giải quyết kịp thời.
Tăng cường sức đề kháng ở trẻ với chế độ ăn uống thích hợp, bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất cần thiết khác cho bé mỗi ngày. Khi cơ thể bé có sức đề kháng tốt thì sẽ đẩy lùi được nhiều căn bệnh như: hen suyễn, viêm họng, viêm phế quản...
Bên cạnh đó cần hạn chế máy lạnh khi thay đổi thời tiết, kiểm soát các yếu tố gây dị ứng. Giặt áo gối, thú bông bằng nước nóng mỗi tuần. Không nuôi chó, mèo trong nhà. Vệ sinh nhà cửa, xịt thuốc diệt côn trùng thường xuyên.
Không hút thuốc khi gần trẻ, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Cho trẻ hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm, chủng ngừa cúm, phế cầu... Trong lộ trình điều trị bé sẽ luôn được theo dõi các thay đổi để giảm bậc hoặc nâng bậc: giảm bậc nếu khống chế được ổn định trong 3 tháng. Nếu sau khi áp dụng những biện pháp này, sau 1 tháng không khống chế được thì xem xét nâng bậc và thay đổi chỉ định điều trị.