Bệnh hen suyễn điều trị tại nhà được không?

Hen suyễn là bệnh mạn tính nên khó điều trị dứt điểm mà người bệnh sẽ phải mang theo đến suốt đời nếu không may mắc phải. Do đó, có thể điều trị bệnh hen suyễn tại nhà an toàn, hiệu quả tránh những tình huống bất ngờ có thể nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Bệnh hen suyễn điều trị tại nhà được không? Bệnh hen suyễn điều trị tại nhà được không?

Bệnh hen suyễn điều trị tại nhà được không?

Bệnh hen suyễn còn được gọi là hen phế quản, thường được phân ra làm 2 loại: hen ngoại sinh và hen nội sinh.

  • Hen ngoại sinh: Nguyên nhân gây hen ngoại sinh là các tác nhân bên ngoài như phấn hoa, lông động vật,...
  • Hen nội sinh (hen nhiễm khuẩn): Nguyên nhân gây hen nội sinh là virut, môi trường thay đổi, nhiệt độ, hít phải khói bụi,....

Như vậy, hen suyễn có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng người bệnh vẫn có thể điều trị tại nhà trong trường hợp nhẹ.Trường hợp nặng hoặc muốn điều trị dứt cơn, tránh bệnh trở nặng hơn thì tự điều trị tại nhà không đem lại kết quả tốt. Lúc này, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

vicare.vn-benh-hen-suyen-dieu-tri-tai-nha-duoc-khong-body-1

Điều trị hen suyễn tại nhà như thế nào?

Bệnh hen suyễn nhẹ có thể điều trị tại nhà để người bệnh kiểm soát được bệnh và có cuộc sống bình thường. Điều trị bệnh hen suyễn tại nhà cũng là cách giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, nếu người bệnh thực hiện theo một số cách sau:

Luôn có thuốc xịt giảm co thắt theo chỉ định của bác sĩ: Ngay khi có cơn hen, cần sử dụng thuốc xịt họng giảm các cơn co thắt của phế quản để ngăn chặn tình trạng ngạt/tắc thở. Các thuốc này cần sử dụng theo đơn/chỉ định của bác sĩ trong các lần khám bệnh.

Uống nước chanh

Chanh có hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao nên tăng cường hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Trong Đông y, chanh được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến cổ họng, các bệnh răng miệng, tiêu hóa và hô hấp.

Ngoài ra, chanh còn có axit nitric có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chanh cũng làm sạch và tăng cường hoạt động cho phổi. Đây là cách điều trị hen suyễn tại nhà giúp người bệnh hạn chế cơn hen, thở dễ dàng hơn và ngăn chặn được các yếu tố dị ứng gây ra các cơn hen.

vicare.vn-benh-hen-suyen-dieu-tri-tai-nha-duoc-khong-body-2
  • Uống mật ong: Mật ong có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống lại vi khuẩn gây ho, khó thở, thở khò khè,... Mật ong giúp cổ họng tiêu bớt lượng đờm nên người bệnh dễ thở hơn. Người bị hen suyễn pha mật ong với ly nước ấm để uống. Mỗi ngày 3 ly để thấy hiệu quả.
  • Uống tỏi: Tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng viêm nhiễm, tắc nghẽn gây khó thở cho người bệnh. Người bệnh có thể lấy 3 tép tỏi đun với 1 cốc sữa hoặc nước lọc và uống mỗi ngày 1 lần. Đây là cách trị bệnh hen suyễn tại nhà rất tốt, chúng có thể hạn chế sự tái phát của các cơn hen.

Những lưu ý đối với người mắc bệnh hen suyễn

  • Không hút thuốc lá
  • Không tiếp xúc với không khí ô nhiễm, tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp lò vì khói từ bếp kích thích hệ thống hô hấp người bệnh.
  • Không tiếp xúc với thú nuôi, giữ thông thoáng cho ngôi nhà tránh nấm mốc.
  • Giảm nguy cơ mắc cảm cúm và cảm lạnh.
  • Tránh ăn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để hạn chế khói bụi
vicare.vn-benh-hen-suyen-dieu-tri-tai-nha-duoc-khong-body-3
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa hoặc trời lạnh
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ kiểm soát bệnh tốt nhất

Xem thêm:

  • Bệnh hen suyễn chữa ở đâu đảm bảo uy tín?
  • Người bị hen suyễn nên ăn gì, kiêng ăn gì là tốt nhất
  • Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?