Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, nguyên nhân là gì?
Hen suyễn - hen phế quản là bệnh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, khiến nhiều người lo lắng rằng bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Để chắc chắn, hãy cùng HoiBenh giải đáp cũng như tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó có cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, nguyên nhân là gì?
Hen suyễn - hen phế quản là bệnh mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, khiến nhiều người lo lắng rằng bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Để chắc chắn, hãy cùng HoiBenh giải đáp cũng như tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó có cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Bệnh hen suyễn – hen phế quản là bệnh mãn tính về đường dẫn khí ở phổi. Bệnh khiến cho phế quản bị co thắt, cản trở quá trình lưu thông không khí trong phổi. Những người bị bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, lo lắng bởi những triệu chứng do bệnh gây ra khi các cơn hen suyễn bộc phát. Khi các cơn hen suyễn kéo dài sẽ đặt câu hỏi bệnh hen suyễn có nguy hiểm không. Câu trả lời đó là, đây là một bệnh không mấy nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý đúng và kịp thời thì rất nhiều khả năng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm có thể kể đến đó là: khí phế thủng, tràn khí màng phổi, tâm phế mạn tính, xẹp phổi... Nhất là khi gặp cơn hen suyễn nặng khiến oxy không đủ gây suy hô hấp, mất ý thức, ngừng tim... dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn được hình thành thường là do di truyền nhưng bên cạnh đó vẫn có rất nhiều tác nhân khiến bệnh hình thành và phát ra. Trong đó có 2 tác nhân chính dưới đây:
Tác nhân dị ứng: thường là các loại bụi từ môi trường, lông vật nuôi (chó, mèo...), các loại nấm mốc. Nhiều người cũng bị hen suyễn do hít phải các loại phấn hoa... Nhiều loại thực phẩm cũng có thể gây dị ứng như các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân, hải sản...
Tác nhân kích thích: có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp khi bị cảm cúm, viêm phế quản với các triệu chứng đi kèm. Sử dụng các loại thuốc như aspirin cũng khiến bệnh bộc phát. Các yếu tố từ môi trường bên ngoài, khói bụi, ôm nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi đột ngột...
>>> Xem thêm: Bệnh hen suyễn có lây không và nhận biết thế nào?
Biện pháp phòng tránh bệnh hen suyễn
Muốn không mắc bệnh thì việc phòng tránh là vô cùng cần thiết, từ những nguyên nhân kể trên mọi người có thể phòng bệnh một cách hiệu quả.
Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra bên ngoài, hay những môi trường nhiều bụi khí phế thủng bẩn. Những đồ dùng trong nhà như gối, chăn màn chứa vô số bụi và vi trùng chính vì vậy, vệ sinh thường xuyên sẽ giúp giảm bớt sự tiếp xúc, xâm nhập vào cơ quan hô hấp từ đó tránh bệnh hen suyễn.
Những người bị dị ứng với lông động vật nên hạn chế tiếp xúc hay nuôi chúng trong nhà.
Tránh nấm mốc bằng cách thường xuyên rửa, lau chùi vòi nước, bếp ga, dụng cụ làm bếp...
Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hải sản như tôm, cua... hay trứng, thịt gà... để tránh bị kích ứng.
Xem xét kỹ các loại thuốc trước khi sử dụng xem chúng có chứa thành phần như aspirin, các loại thuốc không steroid trước khi sử dụng.
Không uống rượu, bia và các chất kích thích...
Giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh để tránh cảm cúm cũng như tạo điều kiện cho bệnh hen suyễn phát triển.
- Vận động thường xuyên để tăng sức đề kháng. Nếu thấy khó thở, rít vào khi vận động cường độ mạnh thì cần phải ngừng tập cũng như đến khám bác sĩ để sớm phát hiện bệnh cũng như điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu.