Bệnh hen suyễn có lây không?

Hen suyễn là bệnh mãn tính ở đường hô hấp không có thuốc đặc trị, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được cứu chữa kịp thời khi lên cơn hen. Vậy bệnh hen suyễn có lây không? Để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, các bạn hãy đọc bài viết sau đây của HoiBenh.

Bệnh hen suyễn có lây không? Bệnh hen suyễn có lây không?

Hen suyễn là bệnh mạn tính ở đường hô hấp không có thuốc đặc trị, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được cứu chữa kịp thời khi lên cơn hen. Vậy bệnh hen suyễn có lây không? Để có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây của HoiBenh nhé!

1. Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là một loại bệnh lý gây co thắt phế quản, làm cản trở sự lưu thông của không khí trong phổi. Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí luôn trong tình trạng bị viêm nhiễm, phù nề và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm đường dẫn khí sẽ làm thu hẹp đường dẫn khí, khiến bạn khó thở, lồng ngực nặng, thở khò khè kèm tiếng rít. Trong một vài trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết ra quá nhiều, có thể gây tắc nghẽn đường dẫn khí.

vicare.vn-benh-hen-suyen-co-lay-khong-body-1

2. Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn

Hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân phát sinh chính xác của bệnh hen suyễn. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tương tác giữa một số yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây nên bệnh hen suyễn, hầu hết thường tác động trong giai đoạn đầu đời. Những yếu tố này gồm có:

- Tình trạng dị ứng có liên quan tới di truyền

- Ba mẹ mắc bệnh hen suyễn

- Mắc phải một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trong suốt thời thơ ấu

- Hít phải một số chất gây dị ứng trong không khí hay tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm ký sinh trùng ở thời thơ ấu hoặc ở giai đoạn đầu đời khi hệ thống miễn dịch đang phát triển

- Chất gây dị ứng do bụi, lông súc vật, nấm mốc, phấn hoa từ cây, cỏ và hoa

- Các chất kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất hoặc bụi tại nơi làm việc, các hợp chất có trong các sản phẩm trang trí nhà cửa và thuốc xịt

3. Các dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn

Ho dai dẳng kéo dài

Ho có thể là triệu chứng của bệnh viêm họng, bệnh viêm amidan hoặc bệnh cảm lạnh nhưng nếu bị ho kéo dài dai dẳng thì cần cảnh giác với bệnh hen suyễn. Bệnh nhân bị hen suyễn thường bị ho về đêm và lúc gần sáng kèm theo tình trạng bị ngưng thở đột ngột gây thức giấc vào giữa đêm. Nếu gặp phải triệu chứng này bạn nên tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

Có tiếng khò khè ở phổi khi thở

Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của hen suyễn. Do đường thở bị chít hẹp nên không khí không thể đi qua phổi một cách bình thường mà tạo ra âm thanh khò khè khi thở.

vicare.vn-benh-hen-suyen-co-lay-khong-body-2

Khó thở

Những người bị hen suyễn có thể lên cơn khó thở bất cứ lúc nào khi gặp các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, không khí lạnh hoặc khó thở khi thời tiết thay đổi. Triệu chứng này rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được dùng thuốc hay cấp cứu kịp thời.

Dễ bị hụt hơi

Dễ bị hụt hơi cũng là triệu chứng bệnh hen suyễn thường gặp, người bệnh có cảm giác bị hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ kèm theo đó là cảm giác nặng và tức ngực. Nếu sau khi bạn bị hụt hơi mà phải ngồi xuống nín thở mới có thể tiếp tục hoạt động trở lại được thì nhiều khả năng bạn đã bị hen suyễn.

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi

Những người bị hen suyễn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống do không được cung cấp oxy đầy đủ

Hay bị viêm phế quản và ho khò khè khi còn nhỏ

Trẻ nhỏ hay mắc bệnh viêm phế quản và ho khò khè thì sẽ có nguy cơ bị hen suyễn rất cao, đặc biệt khi trong gia đình trẻ có người mắc bệnh dị ứng hoặc có người thân bị hen suyễn.

4. Bệnh hen suyễn có lây không?

Câu trả lời là không. Bệnh hen suyễn hoàn toàn không có khả năng lây lan qua tiếp xúc bởi căn bệnh này không phải do vi trùng hoặc virus gây ra. Tuy nhiên, hen suyễn lại là bệnh mang tính gia đình và có tính chất di truyền. Theo đó nếu trong gia đình có họ hàng nội ngoại hay bố mẹ bị hen suyễn thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ bị hen suyễn. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cần thực hiện tốt công tác phòng ngừa bệnh cho trẻ như: Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, cách li trẻ với môi trường có khói thuốc lá, người mẹ tuyệt đối không hút thuốc lá khi có thai, không nuôi chó mèo trong nhà...

vicare.vn-benh-hen-suyen-co-lay-khong-body-3

Để hạn chế tần suất lên cơn hen người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh các tác nhân gây dị ứng, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, luyện tập thể thao vừa sức với các bài tập hít thở sâu, yoga...và tránh căng thẳng để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh hen suyễn, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề bị lây bệnh và bệnh hen suyễn lây qua đường nào cả. Do đó tuyệt đối không xa lánh hoặc e ngại tiếp xúc với những người mắc bệnh hen suyễn vì không hề lây nhiễm qua tiếp xúc.