Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Hen suyễn là bệnh lý xảy ra khá phổ biến và thường gặp nhiều nhất ở trẻ em, những cơn ho thường xuyên kèm tức ngực khó thở khiến cho người mắc bệnh luôn cảm thấy khó chịu. Và khi đó phải dùng đến thuốc để cắt cơn, vậy thì bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không? Dường như đây là thắc mắc của rất nhiều người đối với bệnh lý này.

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không? Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Dấu hiệu cảnh báo bệnh hen suyễn

Người bị bệnh hen suyễn thường là những người có cơn khò khè tái đi tái lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng. Ngoài ra, các cơn ho này còn xuất hiện sau khi tập thể dục và làm việc quá sức, khó thở khi thay đổi thời tiết, ho hay khó thở khi gặp các mùi dị ứng.

Vì vậy nếu có một trong những dấu hiệu trên thì có thể bạn đang mắc phải bệnh bệnh hen suyễn.Và thông thường khi đó, có rất nhiều người lo sợ rằng liệu bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Và thêm một lưu ý cho những người có nguy cơ mắc phải căn bệnh này là, nếu như tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng), gia đình có người bị hen suyễn... thì đối tượng này sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh hơn những người khác. Vì vậy nếu như nghi ngờ mắc bệnh, nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra một cách chính xác nhất.

vicare.vn-benh-hen-suyen-co-chua-khoi-duoc-khong

Bệnh hen suyễn có gây biến chứng?


Khi mắc bệnh hen suyễn, là gắn liền với việc người bệnh phải chịu đựng các cơ ho thường xuyên làm phế quản bị phù nề kèm theo bị co thắt mạnh. Khi các cơn hen kéo theo ho nhiều sẽ khiến người bệnh thường sốt nhẹ hoặc không sốt do khả năng phản ứng của cơ thể bi suy giảm. Khi bị viêm nhiễm càng làm cho niêm mạc phế quản sưng nề, do đó càng gây khó thở.

Đối với trẻ em nếu bị hen suyễn thì chiều cao của trẻ sẽ thấp bé, kéo theo suy giảm chức năng thận nên thấp còi, chậm phát triển chậm và xanh xao. Khi bị hen suyễn, chức năng của phổi bị suy giảm và hoạt động kém hiệu quả , các đường dẫn khí huyết ảnh hưởng rất lớn, lượng máu đưa lên não cũng yếu hơn làm cho người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ.

vicare.vn-benh-hen-suyen-co-chua-khoi-duoc-khong

Ngoài ra người bị bệnh hen suyễn thường bị mất ngủ về đêm, do cơn ho hành hạ. Vì khi đặt lưng xuống là đờm lại trào lên, nếu cứ nằm thì không thể nào thở được. Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng bệnh hen suyễn nếu như xuất hiện tần số các cơn hen nhiều, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Làm chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể, khi luôn lo lắng các cơ hen có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không thể kiểm soát.

Nếu như khi mắc bệnh, bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ thì có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn tính, khí phế thũng, tràn khí màng phổi hoặc nhiễm bệnh lao kèm theo. Nguy hiểm nhất là cơn hen cấp tính, xuất hiện đột ngột, không xử trí kịp thời thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Hen suyễn được coi là căn bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể chủ động được sức khỏe của mình nếu như nhận ra bệnh tình càng sớm. Việc kiểm soát các cơn hen này sẽ có biến chuyển khi áp dụng đúng phương pháp điều trị thích hợp và dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, mắc dù bạn đã biết được rằng bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không. Nhưng nếu mắc phải bệnh lý, cũng cần có những lưu ý để nhằm phòng chống và kiểm soát được bệnh tình. Không nên tiếp xúc với các tác nhân gây ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như phấn hoa, thức ăn gây dị ứng, khói thuốc lá, bụi nhà, lông thú vật, hóa chất...

vicare.vn-benh-hen-suyen-co-chua-khoi-duoc-khong

Người bệnh nên tránh dùng các thực phẩm gây dị ứng, bảo vệ đường thở cẩn thận, vệ sinh nơi ở sạch sẽ và thoáng mát. Ăn một số thực phẩm tốt cho người bệnh hen như đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, bobo, hành củ, tỏi, khoai sọ, bí đỏ... có tác dụng chặn ho, làm long đờm trừ đờm hiệu quả. Đồng thời cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập thở. Không nên làm việc hoặc tập luyện quá sức, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng...

>>> Xem thêm: Một số bài thuốc đặc trị chữa hen suyễn hiệu quả