Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hắc lào là một trong số những bệnh lý ngoài da đặc biệt khó chịu. Nếu không may gặp phải ở trẻ em, tình trạng hắc lào sẽ khiến trẻ dễ quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ, khóc về đêm,... Mặc dù không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng điều trị hắc lào cho trẻ là vấn đề cần thực hiện sớm để tránh bệnh quấy rối trẻ trong thời gian dài.
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Hắc lào là một trong số những bệnh lý ngoài da đặc biệt khó chịu. Nếu không may gặp phải ở trẻ em, tình trạng hắc lào sẽ khiến trẻ dễ quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ, khóc về đêm,... Mặc dù không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng điều trị hắc lào cho trẻ là vấn đề cần thực hiện sớm để tránh bệnh quấy rối trẻ trong thời gian dài cũng như tái đi tái lại khiến cho trẻ khó chịu. Đừng quá lo, bài viết dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phụ huynh yên tâm hơn, cũng từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé tốt nhất.
1. Nguyên nhân bệnh hắc lào ở trẻ
- Vệ sinh không đúng cách: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc vệ sinh đúng cách cho trẻ giúp ngăn chặn nhiều bệnh ngoài da, do đó chỉ cần bố mẹ thực hiện sơ xài hay không cẩn thận sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ và hình thành bệnh hắc lào.
- Trẻ có cơ địa nhạy cảm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có làn da mỏng manh, sức đề kháng của cơ thể cũng yếu nên rất dễ bị các tác nhân của bệnh hắc lào xâm nhập vào bên trong da.
- Sự lây nhiễm: Nếu trẻ tiếp túc với những người bệnh hắc lào hay tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh thì khả năng lây nhiễm của bệnh là rất cao.
2. Dấu hiệu bệnh hắc lào ở trẻ
So với các bệnh ngoài da khác, hắc lào là bệnh tương đối dễ nhận biết. Hắc lào trên da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có một số dấu hiệu giúp nhận biết và phân biệt như:
- Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là xuất hiện tình trạng ngứa, sau đó xuất hiện các mẩn đỏ mọng nước, vùng da bị hắc lào thường có các chấm tròn dạng đồng tiền. Ngoài ra, trên nền da còn có thể xuất hiện tình trạng mụn nước.
- Vùng da bị hắc lào thường có ranh giới khá rõ ràng như những vùng da khác. Xung quanh vùng da bị hắc lào thường có ranh giới ửng đỏ dạng đồng tiền hoặc tròn. Khi bị bệnh hắc lào, trẻ sẽ ngứa ngáy suốt cả ngày đêm, thường sẽ ngứa nhiều hơn về đêm dẫn đến trẻ ngủ không đủ, không sâu giấc, ra nhiều mồ hôi,... Các mẩn đỏ sẽ xuất hiện rõ, mụn nước sẽ bắt đầu nổi lên ở phần rìa của vùng da bị tổn thương.
- Hắc lào thường xuất hiện ở các vị trí: mặt, ngực, bụng, bẹn và chân tay của trẻ, nếu không ngăn chặn bệnh kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng lan sang các vị trí khác, mức độ tổn thương trên da sẽ ngày càng nặng hơn, bị chàm hoá và dễ dàng lây lan cho người khác khi tiếp xúc trực tiếp.
3. Cách điều trị hắc lào cho trẻ
Trẻ sơ sinh được khuyến cáo là không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh, chống viêm hay giảm đau....vì các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển sinh trưởng của trẻ về sau. Chính vì vậy giải pháp điều trị bệnh hắc lào an toàn cho trẻ bằng một số phương pháp tại nhà dưới đây:
Lá trầu không
Dùng lá trầu không rửa sạch rồi đem giã nhỏ vắt lấy nước cốt, dùng bông gòn thấm nước cốt này lên vùng da bị bệnh hắc lào và để khô tự nhiên. Các chất có trong lá trầu không sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và đồng thời làm se vết thương giúp nhanh khỏi bệnh hơn.
Chuối tiêu xanh
Dùng 1 quả chuối tiêu xanh cắt đôi và chà mủ nhựa chuối lên vùng da bị hắc lào, làm như vậy khoảng 2 lần trong ngày và liên tục khoảng 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm hoàn toàn, các vết thương lúc này đã khô gần như hoàn toàn.
Lá trà xanh
Nguyên liệu tuyệt vời này có tính khử khuẩn cao, đồng thời chất chống oxy hóa có trong lá chè xanh sẽ giúp làm liền vết thương sưng viêm rất tốt. Chỉ cần dùng lá chè xanh nấu với nước rồi dùng ngâm rửa vùng da bị hắc lào sẽ giúp loại bỏ bệnh hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với người lạ và những trẻ em khác để tránh lây lan, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, nên giặt và ngâm quần áo và khăn của trẻ trong nước nóng pha giấm để diệt nấm...
4. Cần làm gì khi trẻ bị hắc lào?
Khi phát hiện các triệu chứng bệnh hắc lào ở trẻ em thì các bậc phụ huynh nên thực hiện theo các yêu cầu sau đây:
- Cho trẻ tắm qua với nước ấm và bôi thuốc cho trẻ.
- Trẻ cần được mặc quần áo sạch, thoáng. Tốt nhất nên gom quần áo và chăn nệm của trẻ đi giặt, phơi khô ráo.
- Không cho trẻ chơi các trò vận động mạnh ra nhiều mồ hôi, trẻ cần được dùng riêng đồ dùng cá nhân để tránh lây bệnh cho người khác.
- Trong thời gian trẻ bị bệnh, người nhà nên quan tâm chú ý đến trẻ, không cho trẻ gãi lên các mảng da hắc lào, tránh để lại sẹo. Ngoài ra, trẻ cần được ăn uống đủ dinh dưỡng, không cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt và thức ăn nhiều dầu mỡ.
Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh và bảo vệ chính mình trước nguy cơ lây nhiễm các bệnh ngoài da, đồng thời chú ý sức khỏe, những dấu hiệu ban đầu để chữa trị kịp thời.