Bệnh gút có ăn được rau muống không?

Rau muống vốn là một trong những loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên, loại rau này lại không thích hợp để sử dụng cho người mắc một số bệnh. Từ đây, bệnh gút có ăn được rau muống không chính là thắc mắc của khá nhiều người.

Bệnh gút có ăn được rau muống không? Bệnh gút có ăn được rau muống không?

1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh gút

Trước khi tìm hiểu mối quan hệ của rau muống với người mắc bệnh gút, các bạn đã biết nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là gì hay chưa?

Theo các tài liệu nghiên cứu, mặc dù có nhiều nguy cơ khác nhau tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Tuy nhiên, tiêu biểu trong số đó là một vài nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Bệnh thường mắc ở người lớn tuổi, ít gặp ở trẻ em.
  • Những người thường xuyên sử dụng rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh cao do axit uric trong máu gia tăng.
  • Người thừa cân hoặc béo phì cũng dễ mắc gút.
  • Chế độ ăn kém lành mạnh, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có nhiều purin như nội tạng động vật, hải sản... dẫn đến tăng axit uric máu.

Tỉ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn nữ giới. Đặc biệt, bệnh phổ biến ở nam giới từ 40 đến 50 tuổi.

2. Bệnh gút có ăn được rau muống không?

vicare.vn-benh-gut-co-duoc-an-rau-muong-khong-body-1

Là một loại rau phổ biến trong bữa cơm của người Việt, rau muống có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau như canxi, chất xơ, protein...Tuy nhiên, với người bệnh gút, rau muống lại là loại thực phẩm cần hạn chế tối đa. Điều này nằm ở những nguyên nhân sau đây:

  • Trước tiên, trong rau muống có chứa nhiều purin. Thế nên, nếu bạn mắc bệnh gút hoặc đang bị tăng axit uric máu, việc sử dụng loại rau này trong bữa ăn sẽ gây ra những phản ứng viêm. Từ đây sẽ làm xuất hiện hoặc tái phát những cơn đau gút cấp tính vô cùng khó chịu.
  • Các tài liệu nghiên cứu còn chỉ ra rằng, rau muống có chứa lượng oxalat cao. Khi ăn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ gây kết tủa ở thận và tạo nên sỏi thận, sỏi niệu đạo. Đặc biệt, những người bệnh gút cũng vốn có nguy cơ cao mắc sỏi thận do kết tủa tinh thể urat. Từ đây, những bệnh nhân bị gút thường xuyên ăn rau muống sẽ có tỉ lệ mắc sỏi thận sẽ cao gấp đôi so với bình thường.
  • Rau muống có khả năng kích thích tái tạo tế bào da. Từ đây, những người có vết thương hở, vết thương ngoài da cần tránh ăn rau muống bởi nguy cơ gây sẹo lồi. Trong trường hợp bệnh nhân bị gút mạn tính đã có các hạt tophi, việc tránh xa rau muống càng quan trọng hơn hết để tránh gây ra những biến chứng đáng tiếc.

3. Những loại rau tốt cho người bệnh gút

Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được câu hỏi bệnh gút có ăn được rau muống không. Vậy khi không được ăn rau muống, người bệnh gút nên chọn rau gì để bảo vệ sức khỏe tốt nhất?

  • Súp lơ: Do loại rau này có chứa rất ít purin, không kích thích quá trình tổng hợp acid uric nên rất tốt cho người bệnh gút.
  • Dưa leo: Dưa leo không chỉ có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe mà còn chứa nhiều muối kali và nước. Do đó, người mắc gút ăn dưa leo sẽ loại bỏ acid uric qua đường tiểu.
vicare.vn-benh-gut-co-duoc-an-rau-muong-khong-body-2
Dưa leo là loại quả tốt cho người bệnh gút
  • Rau cần: Loại rau này mang tính mát, được sử dụng để thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp. Những người mắc gút cấp tính nên ăn nhiều rau cần, có thể ăn sống, ép lấy nước hoặc nấu canh đều mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
  • Củ cải: Loại củ này vừa là rau, vừa được biết đến trong dân gian như một vị thuốc phù hợp với những người bị phong thấp và những người bị gút. Bạn có thể dùng củ cải để chế biến thành nhiều món ăn như hầm xương, luộc...
  • Bí đỏ: Bí đỏ có tính ấm, vị ngọt nhẹ, phù hợp với những người mắc các bệnh như huyết áp, mỡ máu, béo phì, rối loạn lipid máu... Bí đỏ thích hợp cho các món xào, hầm canh, xay sinh tố uống trực tiếp hoặc làm sữa uống...

Với việc bệnh gút có ăn được rau muống không, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng loại rau này và thay thế bằng một số gợi ý khác được chia sẻ trên đây. Thực tế, chế độ ăn giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh gút tái phát. Thế nên, các bạn cần đặc biệt chú ý để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm:

  • Chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh gút kèm suy gan, thận
  • Bệnh gút có uống Glucosamin được không?
  • Bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?