Bệnh giời leo ở miệng có lây không?
Giời leo là bệnh được gây ra từ cùng một loại virus của bệnh thủy đậu, tạo các nốt sần đỏ, chảy nước ở nhiều vùng trên cơ thể. Bệnh thường gây cảm giác đau, dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo cho người bệnh.
Bệnh giời leo ở miệng có lây không?
Vậy bệnh giời leo có lây không? Bị giời leo bôi thuốc gì? Bài viết sau đây HoiBenh sẽ trả lời cho bạn đọc được rõ hơn
Ai có thể bị bệnh giời leo?
Giời leo (còn được gọi là Zona) chỉ xảy ra đối với những người đã từng bị thủy đậu. Trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ nhỏ sẽ không bị thủy đậu và không bị Zona về sau. Các nghiên cứu cho thấy, 10% những người bị thủy đậu sẽ mắc phải Zona khi bước qua tuổi 65. Bên cạnh đó, các trường hợp sau đây cũng có nhiều nguy cơ bị Zona:
Những người già trên 80 tuổi.
Người được chữa ghép thận hay ghép tủy xương.
Người bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư đang hóa trị sẽ dễ bị Zona và không kể độ tuổi.
Người đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, Corticoids lâu ngày để điều trị các bệnh khác nhau.
Bệnh giời leo ở miệng có lây không?
Bệnh giời leo có triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sau đó xuất hiện hồng ban sưng phù. Sau vài ngày, trên nền hồng ban này sẽ tạo ra nhiều chùm mụn nước, bóng nước và hạch bạch huyết vùng lân cận sưng to. Những triệu chứng này có thể xuất hiện một bên ở nhiều vị trí trên cơ thể: mắt, mũi, miệng, tứ chi, ngực, bụng, lưng,...
Bệnh giời leo không có khả năng lây qua hơi thở và không khí. Tuy nhiên, các mụn nước khi vỡ ra có thể lây tới các vị trí khác và lây cho những người xung quanh. Nó chỉ có thể lây với những người đã từng bị thủy đậu, còn những người chưa bị thủy đậu thì virus này sẽ tạo ra bệnh thủy đậu mà không phải bệnh giời leo.
Khi bị các mụn nước ở miệng, cần tránh để các dịch từ mụn nước lây đến các vị trí như mắt sẽ gây tổn thương thị giác, ở tai sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh số VII gây đau tai trong, tê liệt cảm giác trên mặt, giảm vị giác, mắt mờ, mệt mỏi.
Cách chữa trị khi bị bệnh giời leo
Chăm sóc tại nhà:
Không cho người bệnh gãi ngứa hay gỡ nốt ban.
Không bôi kem thuốc lên các nốt ban.
Không chạm vào vết phát ban để tránh lây nhiễm.
Tránh ra ngoài cho đến khi những nốt ban rụng ra.
Mặt khác, cần thanh nhiệt, giải độc cho người bệnh: Bổ sung vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng. Uống nhiều nước, bổ sung bằng các loại nước hoa quả (nước cam, nước chanh,...) Có thể sử dụng giảm đau kháng viêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Đến các cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các triệu chứng nổi ban gây đau và ngứa; nốt ban ở gần mắt; giời leo khi xuất hiện ở trẻ em; phát ban kéo dài hơn 14 ngày, bệnh càng nặng mà không hề thuyên giảm,...
Cách phòng tránh giời leo cho những người xung quanh
Tiêm vắc xin giời leo cho trẻ khi còn nhỏ.
Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, đồ vật cá nhân với người bệnh.
Không tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ cơ thể người bệnh.
Khử trùng các vật dụng mà người bệnh từng sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn theo chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế căng thẳng, tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa hoạt tính của virus gây bệnh.
Bệnh giời leo có thể lây từ người này sang người khác thông qua các chất dịch trên cơ thể người bệnh. Vì vậy, bạn cần có phương pháp điều trị hợp lí, kịp thời theo sự hướng dẫn của bác sĩ và tránh để lây nhiễm với những người xung quanh.
Xem thêm:
- Bị giời leo mấy ngày thì khỏi?
- Mách bạn cách chữa giời leo ở môi nhanh nhất